Em đây anh đoán giống ai
Cổ thì dây thắt, mình cài lưng ong
Anh yêu, anh bế anh bồng
Cõng em đi khắp ruộng đồng bờ ao
Về nhà lơ lửng trên cao
Tìm kiếm "đoán đoạn"
-
-
Trách ai tính chuyện đa đoan
Trách ai tính chuyện đa đoan
Ðã hái được mận lại toan bẻ đào -
Ới thầy mẹ ơi cấm đoán con chi
-
Trên dương gian trăm ngàn đoạn khúc
-
Dòm lên trời thấy mây bay đứt đoạn
-
Thủ Thiêm, Thủ Đức, Bến Lức, Thủ Đoàn
-
Sáng mai ăn một bụng cơm no
Sáng mai ăn một bụng cơm no
Xách cái rổ đi chợ bến đò
Mua chín cái trách, xách chín cái lò
Đem về:
Cái kho canh ngò
Cái kho canh cải
Cái nấu nải chuối xanh
Cái nấu canh rau má
Cái nấu cá chim chim
Cái kho rim thịt vịt
Cái kho thịt con gà
Cái kho cà, đu đủ
Cái kho củ môn tây
Trời chiều bóng xế trăng xây
Ham chơi lê lựu, bỏ chín cái trách này quên nêmDị bản
Tay em cầm mớ trách đặt quách lên lò
Một cái kho ngò
Hai cái kho cải
Ba cái kho nải chuối xanh
Bốn cái nấu canh rau má
Năm cái kho cá chim chim
Sáu cái kho rim trứng vịt
Bảy cái làm thịt con gà
Tám cái kho cà, thù đủ
Chín cái kho củ môn tây
Em theo anh cho đến đoạn này
Tay chân đà bải hoải, chín cái trách này quên nêm .
-
Đó chê đây, đây cũng lịch sự,
-
Em có chồng rồi như lúa đổ vào kho
Em có chồng rồi như lúa đổ vào kho
Quân canh lính gác, anh chớ có lần dò tới chi
Anh về bỏ thói ấy đi
Chồng em biết đặng, anh đi ở tù
– Qua cũng biết em như lúa đổ vào kho
Nhưng anh giả đò ăn trộm lần mò xúc chơi
Họa may có được vài hạt cũng sướng cái đời
Chồng em có bắt được, anh ở chơi năm tù
Cho tờ cải giá tha phu
Miệng thế gian đàm tiếu, họ cũng nói vợ thằng tù thuở xưa -
Vè kiến
Kiến lửa tập đoàn, kiến vàng ở ổ
Cao đầu lớn cổ thiệt là kiến hùm
Cắn chúng la um: kiến kim, kiến nhọt
Nhỏ như con mọt thiệt là kiến hôi
Động trời nó sôi: kiến cánh, kiến lửa
Bò ngang, bò ngửa: kiến riện đơn chai
Bò dông, bò dài, bò qua, bò lại
Kiến đực nói phải, kiến cái làm khôn
Rủ nhau lên cồn xoi hang lạch cạch
Thuở xưa, trong sách Bàn Cổ sở phân
Sanh ra chúng dân đỏ đen như kiến
Ấu tử làm biếng chẳng có mẹ cha
Không ai dạy la, nên không biết sợ -
Cau phơi tái
-
Chợ Đồn bán đắt cau khô
Chợ Đồn bán đắt cau khô
Một đoàn vợ lính trẩy vô thăm chồng
Gặp trộ mưa giông
Đường trơn gánh nặng
Mặt trời đã lặn
Đèo Ngang chưa trèo
Gặp hòn đá cheo leo
Chân trèo chân trợt
Hỏi o bán nước
Hỏi chú chăn trâu
Ba Đồn quân lính đóng đâu?Dị bản
Ba Đồn là đất Châu Ô
Một đoàn con gái chạy vô thăm chồng
Gặp trộ mưa giông
Đường trơn gánh nặng
Mặt trời đã lặn
Đèo Ngang chưa trèo
Gặp hòn đá cheo leo
Chân trèo chân trợt
Hỏi o bán nước
Hỏi chú chăn trâu
Ba Đồn quân lính đóng đâu?Ới yêng ơi, mưa từ trong Quảng mưa ra
Thân tôi là gái phải qua tầm chồng
Đôi hàng nước mắt ròng ròng
Bên vai còn mang khăn gói
Mặt trời đã tối
Kêu bến đò ngang hắn nỏ chèo
Hòn đá cheo leo
Thiếp tôi trèo mần răng cho đặng
Tôi hỏi thăm chú chăn trâu cùng o gánh nác
Đường tới Nam Định, thành Bắc nơi mô?
-
Vượn bồng con lên non hái trái
Vượn bồng con lên non hái trái
Đoạn sầu này để lại cho ai? -
Hai vừng nhựt nguyệt rành rành
-
Nhớ anh đi ra đi vô
Nhớ anh đi ra đi vô
Gan teo từng đoạn, con mắt mờ kéo mây -
Thoạt tiên giải chiếu ra ngồi
-
Tính tháng rồi lại tính năm
Tính tháng rồi lại tính năm
Tính tháng tháng đoạn, tính năm năm rồi -
Trời ôi ai đánh trời gầm
-
Hai ta đã đẹp đôi rồi
Hai ta đã đẹp đôi rồi
Ai dèm pha chớ đoạn, ai vẽ vời chớ nghe -
Bảo nắng mà trời lại mưa
Bảo nắng mà trời lại mưa
Mấy thằng khí tượng đoán bừa hại tao
Trời làm một trận mưa rào
Mấy thằng khí tượng làm tao ướt rồi.
Chú thích
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dương gian
- Cõi dương, thế giới của người sống, đối lập với cõi âm hay âm phủ là thế giới của người chết.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Xuất hạn mồ hôi
- Đổ mồ hôi đầm đìa.
-
- Thủ Thiêm
- Địa danh nay là một phường thuộc quận 2 thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây có bến đò Thủ Thiêm, xuất hiện vào khoảng năm 1912 để vận chuyển người và hàng hóa từ Thủ Thiêm băng qua sông Sài Gòn. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Ở thôn Giai Quý, huyện Nghĩa An có chợ tục gọi là Cựu Thiêm; trước chợ có sông Bình Giang, đối diện tỉnh Gia Định. Tàu biển, thuyền sông tấp nập, dân sở tại làm nghề chở đò ngang, đò dọc và theo dòng nước đem bán thực phẩm như cá, thịt, rau, quả” (Huyện Nghĩa An nay là quận 2 và quận 9. Sông Bình Giang tức sông Sài Gòn.)
-
- Thủ Đức
- Một địa danh thuộc Sài Gòn, nay là quận ở cửa ngõ Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Về tên gọi Thủ Đức, có ý kiến cho rằng xưa ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy), hiệu Thủ Đức, đã góp phần khai khẩn lập ấp vùng Linh Chiểu và xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên hiệu của ông là chợ Thủ Đức. Lại có thuyết khác cho ông Tạ Dương Minh lấy tên vị quan tên Đức trấn thủ ngọn đồi nơi đây đặt tên chợ để tỏ lòng biết ơn.
-
- Bến Lức
- Tên một huyện thuộc tỉnh Long An, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Huyện Bến Lức cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km về hướng tây nam và cách thành phố Tân An (thủ phủ Long An) 15 km về hướng đông bắc.
-
- Thủ Đoàn
- Một địa danh trước đây thuộc địa phận tỉnh Long An.
-
- Long Điền Chợ Thủ
- Địa danh nay thuộc xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, trên đoạn đường từ thị trấn Mỹ Luông đến thị trấn Chợ Mới. Theo nhà văn Sơn Nam thì dịa danh Chợ Thủ là tên gọi tắt của Chiến Sai thủ sở, nằm ở phía tây sông Trà Thôn. Thủ là đồn quân có nhiệm vụ kiểm soát sông rạch, Chiến Sai là cách đọc trại của từ Khmer Kiên Svai (chòm cây xoài). Đến đời Minh Mạng, Thủ Chiến Sai đổi tên là bảo An Lạc. Ngoài ra nơi đây còn được gọi là Củ Hủ, Cù Hu hay Cỗ Hỗ.
Long Điền Chợ Thủ có hai nghề truyền thống là dệt vải và đóng đồ mộc, chạm khắc gỗ.
-
- Trách
- Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
-
- Ngò
- Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Cá chim
- Một loài cá biển, mình dẹp và cao, mồm nhọn, vẩy nhỏ, vây kín.
-
- Môn tây
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Môn tây, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Thù đủ
- Đu đủ (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Tòa sen
- Cái bệ hình hoa sen, cũng gọi là đài sen. Trong nghệ thuật Phật giáo, các hình tượng Phật, Bồ Tát thường được khắc họa ngồi hoặc đứng trên tòa sen.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Cải giá tha phu
- Lấy chồng khác vì chồng cũ đi lưu lạc không về.
-
- Đàm tiếu
- Bàn tán (đàm) và chê cười (tiếu).
-
- Kiến lửa
- Loài kiến có đầu và thân màu đồng hoặc nâu, có râu hai nhánh rất đặc biệt. Kiến lửa thường làm ổ dưới đất, đá, cây mục... cắn đau, tạo mụn mủ.
-
- Kiến vàng
- Loài kiến nhỏ, màu vàng, đốt đau, làm tổ trên cây. Ở Tây Nguyên người ta dùng kiến vàng làm muối chấm với thịt nướng rất ngon.
-
- Kiến hùm
- Loại kiến lớn, thân màu đen, thường làm tổ trên các cây cao.
-
- Kiến gió
- Còn gọi kiến kim, loài kiến rất nhỏ, màu hơi đen, cắn rất đau, vết cắn thành mẩn to.
-
- Kiến nhọt
- Loại kiến có màu đen bóng, đốt rất đau và độc.
-
- Mọt
- Giống bọ cánh cứng có hàm khỏe, chuyên đục khoét tre, gỗ, ngũ cốc khô.
-
- Kiến hôi
- Loài kiến màu nâu hoặc đen, làm tổ dưới đất hoặc trên các cây ăn quả, thức ăn là các chất đường, mật. Kiến hôi có tên gọi như vậy do có một mùi hôi rất đặc trưng.
-
- Kiến cánh
- Kiến chúa và kiến đực thường có cánh. Tới mùa sinh sản chúng bay đi tìm nơi giao phối và lập tổ kiến mới.
-
- Kiến riện
- Loại kiến có màu nâu đen, kích thước nhỏ khoảng đầu kim. Kiến riện thường làm tổ gây hại trên các loại cây ăn quả.
-
- Đơn chai
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đơn chai, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bàn Cổ
- Vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
-
- Sở phân
- Phân chia rõ ràng (từ Hán Việt).
-
- Ấu tử
- Trẻ con (từ Hán Việt).
-
- Chim ra ràng
- Chim non vừa mới đủ lông đủ cánh, có thể bay ra khỏi tổ.
-
- Gà mái ghẹ
- Gà mái non, sắp đẻ.
-
- Chợ Ba Đồn
- Chợ ở Ba Đồn, thị trấn huyện lị của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Người các nơi đến họp rất đông vào các ngày phiên vào các ngày mồng một và mồng sáu, các ngày hàng tháng. Chợ Ba Đồn hàng hóa phong phú và đa dạng, có đủ các thứ của vùng xuôi, vùng ngược, trong đó đặc sắc nhất có lẽ là hàng thịt bò và món thịt chó.
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Trộ
- Trận (phương ngữ).
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Ba Đồn
- Một địa danh nay là thị trấn của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ba Đồn nằm sát bờ sông Gianh lịch sử - ranh giới tự nhiên thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Lúc ấy quân chúa Trịnh đóng trong ba cái đồn lớn chung quanh thị trấn Ba Đồn hiện nay: đồn Trung Thuần (Trung Ái), đồn Phan Long (Quảng Lưu) và đồn Xuân Kiều. Chợ Ba Đồn, phiên chợ nổi tiếng miền Trung cũng xuất hiện trong thời kì ấy.
-
- Châu Ô
- Tên cũ của vùng đất từ đèo Lao Bảo đến lưu vực sông Thạch Hãn, phía Nam tỉnh Quảng Trị. Châu Ô cùng với Châu Rí là vùng đất cũ của Vương quốc Chăm Pa. Năm 1306, vua Chăm Pa là Chế Mân sai sứ cầu hôn công chúa Huyền Trân, em gái vua Trần Anh Tông, và dâng hai châu Ô và Rí làm sính lễ. Vua Trần bằng lòng gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm Pa, thu nhận hai châu, rồi đổi châu Ô làm Thuận Châu, châu Rí làm Hóa Châu.
-
- Quảng Bình
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm ở vùng hẹp nhất của nước ta từ Đông sang Tây (chỉ dài độ 50 km). Vào thế kỉ 11, Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn trong cương vực lãnh thổ Đại Việt. Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Bình bị chia cắt tại sông Gianh. Từ 20/9/1975 đến 1/7/1989, tỉnh Quảng Bình được sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên.
Quảng Bình nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, các di tích lịch sử thời Trịnh - Nguyễn phân tranh như thành Đồng Hới, Lũy Thầy... Nơi đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp, Ngô Đình Diệm...
-
- Tầm
- Tìm (từ Hán Việt)
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nác
- Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Nam Định
- Một địa danh nay là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá từ thời kì dựng nước, là quê hương của nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Tế Xương, Nguyên Hồng, Văn Cao... Ở đây cũng có nhiều di tích, lễ hội dân gian, đặc sản...
-
- Bắc Thành
- Địa danh chỉ một đơn vị hành chính cấp cao đầu triều Nguyễn, quản lý 11 trấn (tương đương cấp tỉnh ngày nay) ở phía bắc Việt Nam. Đơn vị này được vua Gia Long đặt ra từ năm 1802, được sử dụng cho đến năm 1831, dưới triều vua Minh Mạng thì bị bãi bỏ. Bắc Thành được chia làm 5 nội trấn và 6 ngoại trấn, tính từ khu vực Ninh Bình trở lên phía bắc. Nội trấn là các trấn đồng bằng và trong nội địa, bao gồm: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương. Ngoại trấn bao gồm các trấn miền núi và giáp với Trung Quốc: Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên.
-
- Vừng
- Vầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhật nguyệt
- Mặt trời (nhật) và mặt trăng (nguyệt), ở miền Nam cũng được phát âm thành nhựt nguyệt. Cùng là biểu tượng của sự trường tồn vĩnh cửu, hình ảnh nhật nguyệt thường được đem ra để thề thốt.
Mai sau dầu đến thế nào,
Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỷ thần
(Truyện Kiều)
-
- Thủy chung
- Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
-
- Âm can
- Phơi chỗ khô không có nắng để khô từ từ (từ Hán Việt).