Chợ ngã ba gọi là Cái Cá
Chợ ngã tư là chợ Nhà Đài
Thương em anh nói thiệt cho rồi
Chớ anh đừng đưa đẩy, kéo dài không nên
Tìm kiếm "từ nan"
-
-
Ai chơi ta cũng chơi cùng
-
Đồn rằng chàng đọc Kinh Thi
-
Bảy với ba anh kêu rằng một chục
Bảy với ba anh kêu rằng một chục
Tam tứ lục, anh tính cửu chương -
Mây Hòn Hèo
-
Trăng thanh trăng rọi ngoài nương
Trăng thanh trăng rọi ngoài nương
Đèn thanh đèn rọi tứ phương trong nhà -
Cây cao bóng ngả sùm sề
-
Tam niên học vấn bất khuy viên
-
Kiến bất thủ như tầm thiên lí
Kiến bất thủ nhi tầm thiên lí
Thương không thương tự ý của mình
Đừng như Bùi Kiệm ép tình Nguyệt NgaDị bản
-
Mắt em như lưỡi kiếm thần
Mắt em như lưỡi kiếm thần
Nhìn giặc xuyên suốt từ chân đến đầu
Nhìn anh như có phép màu
Như xoa như bóp chỗ đau lại lành. -
Em còn bé dại thơ ngây
Em còn bé dại thơ ngây
Mẹ cha ép uổng từ ngày thiếu niên
Cho nên duyên chẳng vừa duyên
Có thương thì vớt em lên hỡi chàng -
Ngày ngày nghe tiếng còi tầm
Ngày ngày nghe tiếng còi tầm
Như nghe tiếng vọng từ âm phủ về
Tiếng còi não nuột tái tê
Bước vào hầm mỏ như lê vào tù -
Biết là nông nỗi nước ni
-
Đàng Ô Ma hai đứa ta nói chuyện
-
Chẳng thà con giết mẹ đi
Chẳng thà con giết mẹ đi
Chẳng thà con chết từ khi lọt lòng
Ba năm bú mớm ẵm bồng
Mong con khôn lớn đền công sinh thành
Tưởng con tuổi trẻ đầu xanh
Nên cơ nên nghiệp rạng danh cửa nhà
Nghe lời lừa phỉnh dèm pha
Bỏ bê nhà cửa con ra ở đồn
Ở đời cay đắng gì hơn
Theo Tây cướp nước phụ ơn sinh thành
Súng Tây con bắn người mình
Nhẫn tâm đến thế sao đành hỡi con -
Qua đây không nhẽ làm thinh
Qua đây không nhẽ làm thinh
Vậy nên ta phải tự tình mấy câu -
Nghe anh gióng giả ra về
-
Ai sinh ra kiếp đa đoan
-
Nón ngựa Gò Găng
-
Tam Hoàng Ngũ Đế chi thư
Chú thích
-
- Chợ Nhà Đài
- Còn gọi là chợ Hiếu Nhơn, một cái chợ thuộc ấp Phú Cường, xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một chợ nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long trước năm 1975.
-
- Sen
- Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.
-
- Tùng
- Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.
-
- Kinh Thi
- Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
-
- Mạnh Tử
- Một nhà triết học Trung Quốc vào thời Chiến Quốc. Ông tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh năm 372 TCN vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ. Ông là học trò xuất sắc Khổng Tử, và được đời sau xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo, được tôn là Á thánh (chỉ sau Khổng Tử).
-
- Chi rứa
- Gì thế (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Hòn Hèo
- Tên một bán đảo thuộc địa phận huyện Ninh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 15 cây số. Hòn Hèo còn có tên gọi là Phước Hà Sơn do địa danh này là một quần thể có trên 10 ngọn núi lớn, nhỏ khác nhau, cao nhất là Hòn Hèo (cao 813m) nằm chính giữa. Theo dân gian, trên đỉnh Phước Hà Sơn có rất nhiều cây hèo, nên gọi là Hòn Hèo.
Hiện nay Hòn Hèo là một địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Khánh Hòa.
-
- Đất Đỏ
- Vùng cao nguyên đất đỏ badan thuộc huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà. Ở đây nổi tiếng có giống heo thịt rất ngon, thường được dùng làm nem Ninh Hoà, một đặc sản của tỉnh Khánh Hoà.
-
- Đồng Cọ
- Vùng núi nay thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ở đây có kiểu mưa địa hình rất đặc biệt: đang nắng có thể mưa to ngay được, có khi mưa rách lá chuối đầu làng, nhưng cuối làng vẫn khô ráo, gọi là mưa Đồng Cọ.
-
- Tu Bông
- Một địa danh thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Tại đây có núi Hoa Sơn, còn gọi là Tô Sơn, sau đọc trại ra thành Tu Hoa, rồi Tu Bông. Tại đây nổi tiếng nhiều gió nên còn có tên là Tụ Phong Xứ (nơi tụ gió). Vùng đất này ngày xưa cũng nổi tiếng có nhiều trầm hương.
-
- Ổ Gà
- Một ngọn núi có tên chữ là Phúc Như, nay thuộc xã Ninh Ðông, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách huyện lị Ninh Hòa khoảng 3 km về phía Bắc, dọc theo tuyến đường sắt Bắc Nam. Ngày xưa, nơi đây cây cối rậm rạp, cọp beo lui tới rất nhiều, thường gây tai họa cho dân và khách qua đường. Trên núi có một miếu thờ gọi là miếu Ông Hổ, ngày nay vẫn còn.
-
- Đồng Lớn
- Còn có tên là Đại Đồng, một hòn núi gần núi Đồng Cọ, nay thuộc xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Theo Đại Nam nhất thống chí, vùng này xưa kia là chiến trường có nhiều người chết, oan khí không tan, kết thành ma, hay quấy phá mọi người, ít ai dám qua lại một mình.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đổng Trọng Thư
- Một nhà nho thời Tây Hán trong lịch sử Trung Hoa. Ông sinh năm 179, mất năm 117 trước Công nguyên. Xuất thân trong một gia đình đại địa chủ, từ nhỏ ông đã khổ công học tập, nổi tiếng là "học ba năm không nhìn ra vườn" (Tam niên học vấn bất khuy viên).
-
- Lưu liên dạ hành
- Hay đi chơi đêm.
-
- Kiến bất thủ nhi tầm thiên lí
- Ở ngay trước mắt mà không giữ lấy, cứ mải đi tìm ở chốn xa xôi.
-
- Bùi Kiệm
- Tên một nhân vật phản diện trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Y và Trịnh Hâm là bạn đồng hành của Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực và Hớn Minh khi lên kinh ứng thí, nhưng rất ghen ghét và đố kị tài năng của Lục Vân Tiên. Sau này, Trịnh Hâm lừa đẩy Lục Vân Tiên xuống sông, còn Bùi Kiệm thì ép Kiều Nguyệt Nga phải lấy mình. Về cuối truyện, Lục Vân Tiên thành trạng nguyên, Hớn Minh đòi giết Trịnh Hâm và Bùi Kiệm, nhưng Vân Tiên truyền thả, đuổi về quê.
Trịnh Hâm khỏi giết rất vui,
Vội vàng cúi lạy chân lui ra về.
Còn người Bùi Kiệm máu dê,
Ngồi chai bề mặt như sề thịt trâu.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Hữu ý
- Có ý, có tình (từ Hán Việt).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Thành Ô Ma
- Tên tiếng Pháp là Camp aux Mares (trại ở nơi có nhiều ao), một trại lính do người Pháp lập nên vào cuối thế kỉ 19. Trên bản đồ Sài Gòn 1947, khu vực Thành Ô Ma được đánh số 132, trên khu đất bao quanh bởi các con đường:
(1) Rue Chasseloup Laubat (trước 1975 là Hồng Thập Tự, nay là Nguyễn Thị Minh Khai)
(2) Rue de Nancy (trước 1975 là Cộng Hòa, nay là Nguyễn Văn Cừ)
(3) Rue Frère Louis (nay là một phần đường Nguyễn Trãi)
(4) Rue d'Arras (nay là đường Cống Quỳnh)
-
- Gióng giả
- Sắp sửa (Việt Nam tự điển - Hội Khai Trí Tiến Đức).
-
- Đa đoan
- Lắm mối, lắm chuyện lôi thôi, rắc rối.
Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình
(Truyện Kiều)
-
- Bún song thần
- Tên gốc là song thằng, có nghĩa là dây (bún) đôi, một loại bún của vùng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Bún song thần là đặc sản của người Minh Hương, tương truyền có từ thế kỷ thứ 18, nghĩa là lúc người Hoa đến định cư ở đây và phát triển làm bột đậu xanh và nghề làm bún. Bún song thần dùng để xào hay nấu canh cá đều ngon.
-
- Đậu
- Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
-
- Nhơn Ngãi
- Tên một trong bốn tổng của phủ An Nhơn, Bình Định ngày trước.
-
- Hưng Long
- Một địa danh nay thuộc xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
-
- Tam Hoàng Ngũ Đế
- Thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc, và là các vị vua huyền thoại của Trung Quốc trong thời kỳ từ năm 2852 TCN tới 2205 TCN, ngay trước thời nhà Hạ. Tam Hoàng là ba vị vua đầu tiên của nước này, Ngũ Đế là năm vị vua nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai hóa dân tộc Trung Hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai.
Các học giả Trung Hoa không nhất trí với nhau về Tam Hoàng và Ngũ Đế cụ thể là ai.
Tam hoàng, tùy theo ý kiến, có thể bao gồm Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông; hoặc Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng; hoặc Phục Hy, Thần Nông, Toại Nhân.
Ngũ đế có thể là Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, và Đế Thuấn; có thể là các vị thần ở các phương: Thiếu Hạo (đông), Chuyên Húc (bắc), Hoàng Đế (trung), Phục Hi (tây), Thần Nông (nam); hoặc có thể đồng nhất với Ngũ thị, bao gồm: Hữu Sào thị, Toại Nhân thị, Phục Hi thị, Nữ Oa thị, Thần Nông thị.
Ngoài ra, còn có các thuyết khác về thành phần của Tam Hoàng Ngũ Đế.
-
- Tam Hoàng Ngũ Đế chi thư
- Sách của Tam Hoàng, Ngũ Đế.