Chừng nào cho sóng bỏ gành
Cù lao bỏ biển anh mới đành bỏ em
Chừng nào cho sóng bỏ gành
Dị bản
Bao giờ cho sóng bỏ gành
Cù lao bỏ bể thì anh bỏ nàng
Bao giờ cho sóng bỏ gành
Cù lao bỏ bể thì anh bỏ nàng
Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Hai đứa mình kết vợ chồng nghen
Bên dưới có sông, bên trong có chợ,
Hai đứa mình kết chồng vợ nghe hôn!
Chó lội ngang sông, ướt lông chó vẫy
Chị bảy có chồng, anh bảy bơ vơ
Có hai Phật sống trong nhà
Sớm hôm lễ niệm đi xa đâu cần
Cơm này nửa sống nửa khê,
Vợ đơm chồng nếm chẳng chê cơm này
Con cá dưới sông anh còn bắt bộ,
Huống chi em ở trên bờ anh dỗ cũng xiêu
Con cá dưới sông anh còn bắt bộ,
Huống chi nàng, anh dỗ cũng xiêu
Bao giờ cho sóng bỏ ghềnh,
Cù lao bỏ biển, anh mới đành bỏ em.
Tiếng đồn cá mát sông Giăng
Dẻo thơm ba lá, ngon măng Chợ Cồn
Năm ngoái lên ngọn sông Ngâu
Dầm sương dãi nắng chẳng tìm đâu bằng nàng
Năm nay anh về, lắm bạc nhiều vàng
Ðể anh sắm sửa thời nàng lấy anh
Lấy anh, anh sắm sửa cho
Sắm ăn, sắm mặc, sắm cho chơi bời
Khuyên em có bấy nhiêu lời
Thủy chung như nhất là người phải nghe
Mùa đông lụa lụa the the
Mùa hè bán bạc hoa xòe sắm khăn
Sắm gối thì phải sắm chăn
Sắm gương, sắm lược, sắm ngăn đựng trầu
Sắm cho em đôi lược chải đầu
Cái ống đựng sáp, vuốt đầu cho xinh
Cho hay là thói hữu tình
Đố ai dứt mối tơ mành cho xong
(Truyện Kiều)
Trong lịch sử Trung Quốc, Hàn Tín là một trong những danh tướng được nhắc đến nhiều nhất. Nhiều điển tích, điển cố như cơm phiếu mẫu, lòn trôn giữa chợ, câu nói "Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn..." là từ ông mà ra.
Cá mát vừa lành vừa bổ, thịt thơm ngon, mỡ béo, ít xương, tốt cho sức khỏe. Ở nước ta, cá mát có nhiều ở sông Giăng, Nghệ An, và được xem là đặc sản Nghệ An.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.