Chàng vui cho thiếp đi về
Kẻo thiếp lơ lửng như huê trên cành
Chàng vui cho thiếp đi về
Dị bản
Chàng ơi , cho thiếp làm quen
Kẻo thiếp lơ lửng như sen giữa hồ
Chàng ơi , cho thiếp làm quen
Kẻo thiếp lơ lửng như sen giữa hồ
Trồng tre cho biết thứ tre
Thứ tre mình nguộc, thứ tre mình ngà
Trồng cà cho biết thứ cà
Thứ cà tim tím, thứ cà xanh xanh
Trồng chanh cho biết thứ chanh
Thứ chanh ăn mắm, thứ chanh gội đầu
Trồng trầu cho biết thứ trầu
Thứ trầu đãi khách, thứ trầu đưa dâu
Trồng dâu cho biết thứ dâu
Thứ dâu ăn trái, thứ dâu để tằm
Thảm thiết tiếc thương ghe lườn mui ống
Phải chi ở gần đậu vốn buôn chung
Mưa rơi cho ướt mái đầu
Giữa trời không nón dìu nhau ta về.
Nước chảy cho đá trôi nghiêng
Anh vui chung thiên hạ, em sầu riêng một mình
Trời mưa cho lúa thêm bông
Cho đồng thêm cá, cho sông thêm thuyền
Vái trời cho em bạn làm nên
Chữ vàng tạc để hai bên lá cờ
Chèo mau để thiếp gặp anh,
Hai ta hiệp cho thành một đôi
Bao giờ cho lúa trổ bông,
Cho chị có chồng, em gặm giò heo
– Giò heo chị để chị treo
Em lấy giò mèo em gặm em chơi
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)