Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo
Tìm kiếm "Giờ Thìn"
-
-
Ðồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng
Ðồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng
Công anh dan díu với nàng đã lâu.
Bây giờ nàng lấy chồng đâu,
Ðể anh giúp đỡ trăm cau ngàn vàng.
Trăm cau để thết họ hàng,
Ngàn vàng anh đốt giải oan lời thề.Dị bản
Ðồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng,
Anh tiếc công anh gắn bó với cô nàng bấy lâu.
Bây giờ cô lấy chồng đâu,
Ðể anh giúp đỡ trăm cau, nghìn vàng.
Năm trăm anh đốt cho nàng,
Còn năm trăm nữa giải oan lời thề.
Xưa kia nói nói, thề thề,
Bây giờ bẻ khóa, trao chìa cho ai?
Bây giờ nàng đã nghe ai?
Gặp anh ghé nón, chạm vai chẳng chào?
-
Bước xuống ghe nan
-
Cô kia đội nón dưới mưa
Cô kia đội nón dưới mưa
Cho tôi mượn đội một mùa chăn trâu
Ra về mẹ hỏi nón đâu
Nón đi qua cầu gió hất xuống sông. -
Ai ơi đừng lấy thợ câu
Ai ơi đừng lấy thợ câu
Cái tay thì thối, cái đầu thì hôi
Chiều chiều xách giỏ mua nồi
Mua thì không có, em ngồi em lo
Chạy lên trên xóm dưới đò
Làng đơm không có, làng mò cũng không
Ở nhà, chồng đứng chồng trông
Em ngồi em khóc, ơi chồng chồng ơi! -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Sáng trăng vằng vặc
Sáng trăng vằng vặc
Vác cặc đi chơi
Gặp con vịt trời
Giương cung định bắn
Gặp cô yếm thắm
Đội gạo lên chùa
Giơ tay bóp vú
Khoan khoan tay chú
Đổ thúng gạo tôi
Hôm nay ba mươi
Ngày mai mồng một
Để tôi đội gạo
Lên chùa cúng Bụt
Bụt ngoảnh mặt đi
Đức Thích Ca mở miệng cười khì,
“Của tam bảo, để làm gì chẳng bóp.” -
Hỡi người đi dép quai ngang
Hỡi người đi dép quai ngang
Tay đeo nhẫn bạc em càng say mê
Thuyền ai chở bến Lương Khê
Hay là chị cả giở bề đánh ghen
Đánh ghen thì mặc đánh ghen
Chuyến này em quyết làm quen với chàng
Đôi tay cầm đôi gươm vàng
Đứt tay em chịu, buông chàng không buôngDị bản
Chân em đi dép quai ngang
Tay đeo nhẫn bạc, anh càng say mê.
-
Cha mẹ anh giàu cho anh ăn học
Cha mẹ anh giàu cho anh ăn học
Anh không chịu học, anh bỏ đi đâu
Bây giờ làng bắt vác đuốc thui trâu
Nghĩ càng thêm tủi, thêm sầu cho anh -
Tưởng là thiên hạ nói chơi
Tưởng là thiên hạ nói chơi
Hay đâu nói thiệt rụng rời tay chân
Hỏi mây, hỏi gió, hỏi trăng
Hai hàng nước mắt rần rần tuôn ra. -
Hai tay em bưng hộp thuốc, khay trầu
-
Quê anh ngày tám tháng ba
-
Anh cầm cuốn sách so le
-
Tôi Đà Phật, nàng A men
Tôi Đà Phật, nàng A men
Hai ta tôn giáo cách hai miền xa xăm
Bỗng đâu gió bão mưa dầm
Để tôi buộc mối đồng tâm với nàng
Thế là đeo lấy dở dang
Bỏ nhau chẳng được, sang ngang không thuyền
Biết rằng duyên lỡ làng duyên
Trăm năm để lại một thiên hận tình
Bảo cho những kẻ đầu xanh
Đến nơi đến tháng cầu kinh thì cầu
Đừng mơ những việc đâu đâu
Mà vương phải kiếp cú sầu vạn niên -
Ðất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say
Em thương anh cha mẹ không hay
Như ngọn đèn giữa gió biết xoay phương nàoDị bản
Ðất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Ðào chưa nhấm đà say
Anh tới đây cất nón vòng tay
Em hỏi ba quân thiên hạ có ai ơn trượng ngãi dày như anh?Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say
Kể từ ngày đó xa đây
Sầu đêm quên ngủ sầu ngày quên ănÐất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say
Bạn về nằm nghĩ gác tay
Hỏi nơi mô ơn trượng, nghĩa dày bằng ta?Ðất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say
Bạn về nằm nghĩ gác tay
Bên mô ơn trọng nghĩa dày bạn theoÐất Quảng Nam, chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say
Ðối với ai ơn trọng, nghĩa dày
Một hột cơm cũng nhớ, một gáo nước đầy chưa quên
-
Chồng chị chị để trên bàn
Chồng chị chị để trên bàn
Phòng khi đi chợ mua màn về che
Thân em như cái chổi để đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân -
Trời hè lắm trận mưa rào
Trời hè lắm trận mưa rào
Gặt sớm phơi sớm liệu sao cho vừa
Khuyên em chớ ngại nắng mưa
Của chồng công vợ bao giờ quên nhau. -
Dời chân bước xuống ghe buôn
-
Chơi cho phỉ dạ ước mong
-
Núi rừng thì có hươu mang
-
Ai mua con quạ bán cho
Chú thích
-
- Đồng tiền Vạn Lịch
- Một loại tiền đúc thời Vạn Lịch nhà Minh. Vạn Lịch là niên hiệu duy nhất của vua Minh Thần Tông, trị vì Trung Quốc từ năm 1572 đến năm 1620.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Sông Bến Thóc
- Tên dân gian của sông Thoa, tên Hán Việt là Thốc Giang, một con sông đào có thể được tiến hành từ thời chúa Nguyễn (chưa rõ năm nào), xuất phát từ Phú An, đi qua các xã Đức Hòa, Đức Tân, Đức Phong (huyện Mộ Đức) và cuối cùng đổ ra cửa Mỹ Á thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Sông có tên như vậy vì ngoài việc cung cấp nước, sông còn có tác dụng về giao thông đường thủy, chở người, thóc lúa sản xuất được ngược lên để vào sông Vệ, thông thương đi nhiều nơi.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Thích Ca
- Người sáng lập đạo Phật. Thích Ca (hay Thích Già) là phiên âm Hán Việt của 釋迦, từ này lại là chuyển ngữ của từ शाक्य Shakya trong tiếng Sanskrit. Shakya là tên một bộ tộc định cư ở miền bắc Ấn Độ thời cổ. Đức Phật là một thành viên của bộ tộc này, vì thế người ta còn gọi ngài là Phật Thích Ca (để phân biệt với các vị Phật khác). Trong dân gian, người ta cũng hay gọi tên ngài là Phật Tổ Như Lai.
-
- Tam bảo
- Ba cơ sở chính của Phật giáo: Phật, Pháp, Tăng, tức là bậc giác ngộ, giáo pháp của bậc giác ngộ và những người bạn đồng học. Của chùa thường được gọi là của tam bảo.
-
- Lương Khê
- Một địa danh nay thuộc phường Tràng Cát, quận Hải An, phía đông nam thành phố Hải Phòng, ba mặt giáp biển và sông. Tại đây có bến Lương Khê, ngày trước tấp nập thuyền bè.
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Rọ
- Tên gọi chung cho các dụng cụ đan bằng tre, nứa để đựng đồ, hay để nhốt, đánh bẫy thú.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- A-men
- Một từ mà người theo đạo Chúa (Công giáo, Tin Lành...) thường nói khi kết thúc một bài kinh, có thể dịch thành "Thật vậy" hoặc "Xin được như nguyện."
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Đầu xanh
- Chỉ người tuổi còn trẻ.
Hay là thuở trước khách hồng nhan?
Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
(Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà)
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Rượu Hồng Đào
- Một loại rượu ngon. Có nhiều ý kiến khác nhau về cái tên Hồng Đào, như cho rằng "rượu Hồng Đào được ngâm từ rượu Bàu Đá, ủ với trái đào tiên, có màu hồng tươi rất đẹp" (nguồn), "rượu đế (trắng) thường nấu bằng gạo sau khi lên men, dùng cây tăm hương (chân hương đã đốt còn trong bát nhang) hay lấy cái vỏ bao hương nhúng vào rượu trắng, nhuộm màu hồng của chân hương hay vỏ bao hương cho rượu" (nguồn), hoặc đơn giản chỉ là một cách nói văn vẻ cho loại rượu "được gói trong tờ giấy kiếng màu hồng, được thắt nơ hồng và được đưa vào mâm lễ ở các đám hỏi, đám cưới" (nguồn).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
-
- Con mang
- Con vật giống như con hoẵng nhưng nhỏ hơn.
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Giang
- Một loại tre thân nhỏ vách dày, thân khá cao, mọc thành cụm, lá xanh đậm. Cũng ghi là dang ở một số văn bản.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.