Trách ai trồng đám dưa hồng
Dị bản
Tiếc công trồng đám dưa hồng
Anh ăn mát dạ, mát lòng quên em
Tiếc công trồng đám dưa hồng
Anh ăn mát dạ, mát lòng quên em
Công anh súc chén lau bình
Chè ôi mất nhụy, uổng công trình xiết bao!
Cổ tay đã trắng lại tròn
Cầm vào mát rượi như hòn tuyết đông
Đi đâu hớt hải hớt hơ
Hay là mất vợ, ngẩn ngơ đi tìm?
Đồng ruộng xanh
Gò má em đỏ
Cặp mắt đen huyền
Cái miệng hay cười chúm chím lúm đồng tiền
Có phải thương anh, em ừ một tiếng anh chết liền cũng vui
Ăn cơm có cá với canh
Ăn vô mát bụng như anh gặp nàng.
Bữa ăn có cá cùng canh,
Anh chưa mát dạ bằng anh thấy nàng.
Bò đen húc lẫn bò vàng
Bò trắng mất vía nhảy quàng xuống ao
Các học giả Trung Hoa không nhất trí với nhau về Tam Hoàng và Ngũ Đế cụ thể là ai.
Tam hoàng, tùy theo ý kiến, có thể bao gồm Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông; hoặc Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng; hoặc Phục Hy, Thần Nông, Toại Nhân.
Ngũ đế có thể là Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, và Đế Thuấn; có thể là các vị thần ở các phương: Thiếu Hạo (đông), Chuyên Húc (bắc), Hoàng Đế (trung), Phục Hi (tây), Thần Nông (nam); hoặc có thể đồng nhất với Ngũ thị, bao gồm: Hữu Sào thị, Toại Nhân thị, Phục Hi thị, Nữ Oa thị, Thần Nông thị.
Ngoài ra, còn có các thuyết khác về thành phần của Tam Hoàng Ngũ Đế.
Nghêu ngao vui thú yên hà,
Mai là bạn cũ hạc là người quen
(Nguyễn Du)
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)