Chợ nào nhiều rau bằng chợ Thầy Phó
Chợ nào đánh võ bằng chợ Nhà Đài
Chợ Tân Quới mua bán nhiều khoai
Chợ Mỹ Tho đem cả ghe chài đến mua.
Tìm kiếm "mưa giăng"
-
-
Nhớ ai, em những khóc thầm
-
Con mèo mà trèo cây cau
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo -
Chiều chiều mượn ngựa đi chơi
-
Có cổ mà chẳng có đầu
-
Bằng hột lựu
-
Dưng dưng như cá vào lờ
-
Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa
Dị bản
Gái Mĩ Tho đồng xu ba đứa
Con trai Thủ Thừa cỡi ngựa xuống mua
-
Tay bưng quả bột huỳnh tinh
-
Con ơi đừng khóc mẹ rầu
Con ơi đừng khóc, mẹ rầu
Cha con khổ cực dãi dầu nắng mưa -
Rồng xanh lấy vợ rồng vàng
-
Thiếu chi hoa lý hoa lài
-
Chèo ghe đi bán cá vồ
-
Bước vô nhà thấy hai chai rượu trắng
-
Bấy lâu đến ngọn sông chờ
-
Đời ông cho chí đời cha
-
Ăn rồi cắp đít đi chơi
Ăn rồi cắp đít đi chơi
Hễ mó đến việc, mong trời đổ mưa -
Trách cái miệng không vôi mà bạc
-
Chim bay về núi sà sà
Chim bay về núi sà sà
Sóng dồi biển động, trời đà chuyển mưa -
Người trời thì bán chợ trời
Người trời thì bán chợ trời
Hễ ai biết của, biết người thì mua
Chú thích
-
- Chợ Thầy Phó
- Tên mới là chợ Hựu Thành, một cái chợ ở Thầy Phó, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Chợ Nhà Đài
- Còn gọi là chợ Hiếu Nhơn, một cái chợ thuộc ấp Phú Cường, xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một chợ nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long trước năm 1975.
-
- Tân Quới
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Mỹ Tho
- Thành phố tỉnh lị thuộc tỉnh Tiền Giang. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Khmer srock mé sa, mi so, nghĩa là "xứ có người con gái nước da trắng." Lịch sử hình thành của vùng đất này bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 17, một nhóm người Minh Hương di cư từ Trung Quốc đã được chúa Nguyễn cho về định cư tại đây và lập nên Mỹ Tho đại phố. Đô thị này cùng với Cù Lao Phố (thuộc Biên Hòa, Đồng Nai ngày nay) là hai trung tâm thương mại lớn nhất tại Nam Bộ lúc bấy giờ. Trải qua nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, Mỹ Tho đại phố mất dần vai trò trung tâm thương mại về tay của vùng Sài Gòn - Bến Nghé.
Thành phố Mỹ Tho hiện nay là một đầu mối giao thông quan trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có thế mạnh về thương mại - dịch vụ và du lịch. Một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của Mỹ Tho là hủ tiếu.
-
- Tầm Vu
- Tên thị trấn của huyện lị Châu Thành, tỉnh Long An.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thủ Thừa
- Tên một huyện thuộc tỉnh Long An. Địa danh này được cho là bắt nguồn từ tên ông Mai Tự Thừa, người đã có công mở làng, lập chợ, khai phá vùng đất này vào đầu thế kỉ 19.
-
- Quả
- Đồ đựng hình tròn, có nắp đậy, thường được dùng để đựng lễ vật khi đi hỏi cưới.
-
- Huỳnh tinh
- Tên dân gian là cây mì tinh, miền Nam gọi là bình tinh, có vùng gọi là cây ngải hoặc cây nghệ tinh, một loại cây bụi gần giống gừng và nghệ, cho củ thon dài, nhọn, có vảy mỏng bao, nạc trắng, chứa nhiều bột. Bột huỳnh tinh được chế biến bằng cách cho củ vào cối giã nhuyễn, khuấy với nước sạch, xơ được vớt ra bằng tay và rây nhuyễn, dung dịch nước bột lỏng như sữa được để lắng xuống đáy vật chứa, kế đó chắt nước để ráo, rồi phơi khô trên vải. Nhân dân ta dùng bột huỳnh tinh để nấu chè hoặc làm những thức ăn tráng miệng.
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Cá vồ
- Một loại cá nước ngọt có thân khá lớn mình trơn, đầu lớn và dẹp, lưng đen bụng trắng. Tên của loài cá này có gốc từ tiếng Khmer trey po. Ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ trước đây, cá vồ thường được nuôi ở các ao hồ gần nhà, trên có cầu tiêu để cung cấp "thức ăn tự nhiên."
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Nạp tài
- (Nhà trai) đem đồ sính lễ và một số tiền đến để nhà gái tổ chức đám cưới. Cũng gọi là nạp tệ, hoặc nộp tài.
-
- Be bờ
- Đắp đất thành bờ để ngăn nước.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Sơn Trà
- Tên một bán đảo nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là tên một ngọn núi thuộc khu vực này.
-
- Hồ dễ
- Không dễ dàng.
Chưa chắc cây cao hồ dễ im
Sông sâu hồ dễ muốn êm đềm
(Buồn êm ấm - Quang Dũng)