Tìm kiếm "tiếng vọng"
-
-
Tiện đây xơi một miếng trầu
Tiện đây xơi một miếng trầu
Gọi là nghĩa cũ về sau mà chào -
Tiền lĩnh quần chị không bằng tiền chỉ quần em
-
Tiền một đồng mà đòi hồng không hột
Dị bản
Tiền một đồng mà đòi ăn hồng một hột
-
Tiền Đông Lỗ, cỗ Mai Đình
-
Tiền cờ bạc gác ngoài sân
Tiền cờ bạc gác ngoài sân
-
Tiền rợ quá tiền trâu
-
Tiền quý, quỳ tiến
Tiền quý, quỳ tiến
-
Tiền nào xỏ không lọt chuỗi
Tiền nào xỏ không lọt chuỗi
-
Tiền là gạch, ngãi là vàng
-
Tiền là gạch, ngãi là vàng
Tiền là gạch, ngãi là vàng
Muốn bán vàng mua ngãi, ngại chàng giá cao -
Tiên sa xuống đó mặc tiên
Tiên sa xuống đó mặc tiên
Đôi ta đã hứa lời nguyền thì thôi -
Tiễn anh lên bến ô tô
Tiễn anh lên bến ô tô,
Đêm về em khóc tồ tồ cả đêm -
Tiền trao ra gà bắt lấy
Tiền trao ra gà bắt lấy
-
Tiền Tam Thai
-
Chẳng thiêng ai gọi là thần
Chẳng thiêng ai gọi là thần
Lối ngang đường tắt chẳng gần ai đi -
Không thiêng cũng thể bụt nhà
Dị bản
Không thiêng cũng thể bụt nhà
Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em.
-
Ném tiền qua cửa sổ
Ném tiền qua cửa sổ
-
Tay tiên chuốc chén rượu đào
Tay tiên chuốc chén rượu đào
Đổ đi thì tiếc, uống vào thì say. -
Tiếc tiền mua lóng mía sâu
Tiếc tiền mua lóng mía sâu
Tiếc bạc đi cưới con dâu ăn hàng
Chú thích
-
- Tiên Châu
- Tên một cửa biển thuộc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nằm ở hạ lưu sông Cái, sát bên bờ biển. Tiên Châu là vùng đất có phong cảnh đẹp, đồng thời là một cảng biển sầm uất từ thế kỉ 17.
-
- Cầu Vạn Củi
- Tên một cây cầu nằm gần cửa biển Tiên Châu, Phú Yên. Có tên như vậy có lẽ vì bên bờ Nam của cầu, người dân thường làm nghề củi.
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Đông Lỗ
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
-
- Mai Đình
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tam Thai
- Theo phong tục nhiều làng quê Nghệ Tĩnh, người ta đắp trước làng 3 cồn đất, sau làng 3 cồn đất, tượng trưng những cái thai sinh nở bất tận.
-
- Hai Vai
- Còn có tên là lèn Dặm hoặc núi Di Lĩnh, một ngọn núi đá vôi (lèn) nằm giáp ranh giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Lèn Hai Vai có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Theo truyền thuyết, ông Đùng đánh giặc ngoại xâm đã đứng từ trên cao ném đá vào quân thù, tạo ra lèn Hai Vai, lèn Cờ, và lèn Trống.
-
- Ngã ba Phủ
- Cũng gọi là ngã Phủ hay Tam Kỳ Giang, ngã ba sông nơi sông La đổ vào sông Lam.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Bông vải
- Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.