Ai về Giáp Nhị năm xưa
Chê ao thối đặc, chê mưa ngập làng
Chê nhà mái dột, vách tàn
Chê lúa mọc mậm đầu làng, cuối thôn
Giờ về Giáp Nhị một hôm
Khen rau muống tốt nhiều hơn lá rừng
Khen ao lắm cá vẫy vùng
Khen nhà ngói đỏ như vung Hàng Nồi
Tìm kiếm "mưa giông"
-
-
Chữ đồng thanh tương ứng
-
Bồn bồn, bông súng làm chua
-
Ở trên suối Ngổ có chùa
-
Con ơi học lấy nghề bà
Con ơi học lấy nghề bà
Trầu xin thì đớp, trầu mua thì đừng -
Làm trai cờ bạc thì chừa
Làm trai cờ bạc thì chừa
Rượu làng thì uống, rượu mua thì đừng -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ba con đi chợ long nhong
Ba con đi chợ long nhong
Một con đi giữa bị ong đốt lồn
Một con đi chợ mua cồn
Một con ở lại xoa lồn con kia -
Con gái là con người ta
Con gái là con người ta,
Con dâu mới thật mẹ cha mua về. -
Duyên anh hay là phận tôi
Duyên anh hay là phận tôi
Buôn trầu gặp nắng, buôn vôi mưa dầm -
Thân chị như cánh hoa sen
-
Mặt trời tang tảng rạng đông
Mặt trời tang tảng rạng đông
Chàng ơi trở dậy ra đồng kẻo trưa
Phận hèn bao quản nắng mưa
Cày sâu bừa kỹ được mùa có khi -
Con hư bởi tại cha dong
-
Công anh đứng lái chực sào
-
Trách người quân tử vô tình
-
Hoa ơi hoa nở làm chi
-
Bây giờ gặp phải hội này
-
Tay buồm, tay lái hơn người
Tay buồm tay lái hơn người
Mà sao anh lại vụng lời đón đưa
Bạn thuyền sớm nắng chiều mưa
Thì ai phận đẹp duyên ưa hỡi chàng? -
Chợ nào nhiều rau bằng chợ Thầy Phó
-
Nhớ ai, em những khóc thầm
-
Con mèo mà trèo cây cau
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo
Chú thích
-
- Mậm
- Mầm (thường dùng cho các loại cây lương thực như lúa, ngô). Lúa mọc mậm là lúa đã mọc mầm, rễ từ hạt, thường là do ngâm lâu dưới nước.
-
- Hàng Nồi
- Thời Pháp thuộc tên Rue de Paris, nay là phố Nguyễn Thiện Thuật, một phố cổ ở thành phố Nam Định.
-
- Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu
- Những vật có cùng tiếng thì đáp lại nhau, những vật có cùng khí chất thì tìm đến nhau. Ý nói người hay vật có cùng bản chất thì hòa hợp với nhau, những người có cùng chí khí thì tìm đến với nhau.
-
- Bồn bồn
- Một loại cây rau mọc hoang ở vùng đất thấp, có nhiều phèn mặn như các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, nhất là Cà Mau. Mỗi lần vào mùa bồn bồn (mùa nước nổi) người ta chọn phần tươi non của cây bồn bồn (thân, lá, gốc) chế biến thành nhiều món ngon như canh, dưa chua, gỏi...
-
- Súng
- Loài cây sống lâu năm, mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, láng nước, bàu trũng... Bông súng có lá tròn giống lá sen, phía trên màu xanh, phía dưới mầu hồng nhạt, gắn liền cọng với cuống. Hoa to, màu xanh nhạt, trắng hay hồng, có bốn lá đài. Củ súng nằm bồng bềnh trên mặt nước, ăn được.
-
- Cá kèo
- Còn gọi là cá bống kèo, là loài cá phổ biến ở miền Tây Nam Bộ. Cá kèo có đầu nhỏ hình chóp, thân hình trụ dài, dẹp dần về phía đuôi, có màu ửng vàng, nửa trên của thân có chừng 7-8 sọc đen hướng hơi xéo về phía trước, các sọc này rõ dần về phía đuôi. Cá kèo sống chui rúc trong bùn và đào hang để trú. Thịt cá kèo mềm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon như lẩu cá kèo, cá kho tộ, cá kho rau răm, cá kèo nướng....
-
- Suối Ngổ
- Một con suối đẹp ở tỉnh Khánh Hòa, nằm ở phía Đông Bắc cổ thành Diên Khánh. Do trước có nhiều rau ngổ mọc hoang ven suối nên người ta gọi tên suối Ngổ.
-
- Sen
- Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.
-
- Dong
- Dung dưỡng.
-
- Phu xướng phụ tòng
- Chồng nói, vợ nghe theo (từ Hán Việt).
-
- Xuất giá
- Lấy chồng (từ Hán Việt)
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Độ
- Đậu, đỗ (cách phát âm của một số địa phương Bắc Trung Bộ).
-
- Ngái
- Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tự vẫn
- Tự tử bằng cách đâm vào cổ. Có khi nói thành tự vận.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Chợ Thầy Phó
- Tên mới là chợ Hựu Thành, một cái chợ ở Thầy Phó, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Chợ Nhà Đài
- Còn gọi là chợ Hiếu Nhơn, một cái chợ thuộc ấp Phú Cường, xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một chợ nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long trước năm 1975.
-
- Tân Quới
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Mỹ Tho
- Thành phố tỉnh lị thuộc tỉnh Tiền Giang. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Khmer srock mé sa, mi so, nghĩa là "xứ có người con gái nước da trắng." Lịch sử hình thành của vùng đất này bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 17, một nhóm người Minh Hương di cư từ Trung Quốc đã được chúa Nguyễn cho về định cư tại đây và lập nên Mỹ Tho đại phố. Đô thị này cùng với Cù Lao Phố (thuộc Biên Hòa, Đồng Nai ngày nay) là hai trung tâm thương mại lớn nhất tại Nam Bộ lúc bấy giờ. Trải qua nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, Mỹ Tho đại phố mất dần vai trò trung tâm thương mại về tay của vùng Sài Gòn - Bến Nghé.
Thành phố Mỹ Tho hiện nay là một đầu mối giao thông quan trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có thế mạnh về thương mại - dịch vụ và du lịch. Một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của Mỹ Tho là hủ tiếu.