Tìm kiếm "Lang Sa"
-
-
Kể chuyện ông huyện về quê
-
Cây đinh phải đăng kí
-
Ngó lên trên rừng thấy cặp cu đang đá
Ngó lên trên rừng thấy cặp cu đang đá
Ngó về dưới biển thấy cặp cá đang đua
Biểu anh về lập miếu thờ vua
Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha.Dị bản
Ngó lên rừng thấy cặp cua đang đá
Ngó xuống biển thấy cặp cá đang đua
Biểu anh về lập miếu thờ vua
Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha.Ngó lên rừng thấy cặp cu đương đá,
Ngó về Rạch Giá thấy cặp cá đương đua.
Anh về lập miếu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.Ngó lên trời thấy mây giăng tứ diện,
Ngó xuống biển thấy chim liệng cá đua.
Anh về lập miễu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.
-
Nghe trống chiến, chết điếng cái đầu
Dị bản
Nghe tiếng trống chầu đâm đầu mà chạy
Nghe tiếng trống chiến chết điếng trong ruộtNghe trống chầu, cái đầu láng mướt
Nghe trống chiến, nó điếng trong bụng
-
Đói thì ăn ngô, ăn khoai
Đói thì ăn ngô, ăn khoai
Đừng ở với dượng, điếc tai láng giềng -
Chàng đi thi, thiếp sợ mơ màng
-
Chèo ghe mái nổi mái chìm
-
Chuyện chung tình khăng khắng, cắn lấy hột cơm nhai
-
Ông Trăng mà lấy bà Trời
-
Xa xôi chi đó mà lầm
-
Nhà em có nén vàng mười
Nhà em có nén vàng mười
Còn không hay đã có người bỏ cân?
– Nhà em thong thả chưa cần
Lạng vàng cao giá có cân thì vào -
Tĩn ve chai năm nay sụt giá
-
Làm trai lấy được vợ khôn
Làm trai lấy được vợ khôn
Như chĩnh vàng cốm để chôn trong nhà
Làm trai lấy được vợ ngoa
Một ngày bảy lượt đi ra tạ làngDị bản
-
Trầu têm một lá
-
Nước chảy lờ đờ, đôi bờ xuôi ngược
-
Con quạ bay ngang tao kêu bằng con quạ quỷ
Con quạ bay ngang tao kêu bằng con quạ quỷ
Tao biết mặt mày làm đĩ xóm tao
Xóm tao là xóm làm ăn
Có con đĩ chó lăng xăng tối ngày -
Thương em vô giá quá chừng
Thương em vô giá quá chừng
Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay
Nhác trông thấy bóng em đây
Ăn chín lạng hạt ớt ngọt ngay như đường -
Tôi đi chở đá xây đình
-
Chàng đi thiếp vẫn trông theo
Chàng đi thiếp vẫn trông theo
Trông nước nước chảy trông bèo, bèo trôi
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Trông sông lai láng, trông rừng, rừng xanhDị bản
Chàng về thiếp vẫn trông theo
Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi
Trông hoa hoa chẳng muốn cười
Trông núi, núi đứng, trông người, người xa
Chú thích
-
- Bàng
- Một loài cây thân gỗ lớn, có tán lá rộng nên thường được trồng để lấy bóng râm và làm cảnh. Quả ăn được và có vị hơi chua. Vào mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ trước khi rụng.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bo bo
- Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rạch Giá
- Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
-
- Tứ diện
- Bốn mặt (từ Hán Việt).
-
- Trống chiến
- Loại trống có đường kính mặt trống khoảng 40 cm, đánh bằng hai dùi, âm thanh vang to và đanh, được dùng ở sân khấu tuồng và chỉ được sử dụng trong các cảnh đánh nhau hay võ tướng ra trận. Trống chiến giữ vai trò quan trọng trong sân khấu tuồng, và là nhạc cụ điều khiển trong dàn nhạc.
-
- Trống chầu
- Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Mái
- Phần dẹp của cây chèo, loại chèo có lấp vào cọc.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Sỏ
- Đầu gia súc khi đã làm thịt.
-
- Quan viên
- Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Tĩn
- Lọ sành phình ở giữa, trên có nắp đậy, thường dụng đựng nước mắm, mật ong, gạo, muối...
-
- Giạ
- Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Vàng cốm
- Vàng trong tự nhiên, ở dạng mảnh vụn, dạng hạt hoặc vẩy nhỏ, lẫn với các khoáng vật khác.
-
- Dù
- Nếu (từ cổ).
Mai sau dù có bao giờ,
Thắp lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
(Truyện Kiều)
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Ngũ Hành Sơn
- Còn có tên là núi Non Nước, một danh thắng gồm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Ngũ Hành Sơn là một thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng.
-
- Thượng thư
- Chức quan đứng đầu một Bộ thời phong kiến.
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Lụy
- Chịu khốn khổ lây vì việc của người khác.