Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng
Đưa nhau một bước lên đàng
Cỏ xanh hai dãy, mấy hàng châu sa
Tìm kiếm "trăng tháng mười"
-
-
Bữa nay đà treo yết bảng đề
-
Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Trường Tiền đúc lại xi moong
Ơi người lỡ hội chồng con
Về đây gá nghĩa vuông tròn nước nonDị bản
Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Trường Tiền đúc lại xi moong
Anh đi lên đi xuống đã mòn
Không ghé vô thăm thầy mẹ
Để thầy mẹ trách rể con chi bạc tình
-
Nửa đêm trở dậy trông trời
-
Sáng trăng sáng tỏ, sáng dõ bìa thềm
-
Ra đây chẳng lẽ về luôn
-
Đêm khuya trăng lặn dầu hao
Đêm khuya trăng lặn dầu hao
Em ở nơi nào em nói anh nghe -
Chồng con chi nữa rầy rà
-
Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
-
Bậu đừng ăn nói đảo điên
-
Đố ai nằm võng không đưa
-
Hỡi cô đội nón ba tầm
-
Gió mùa đông trăng lồng lạnh lẽo
-
Quần đen áo trắng nhởn nhơ
Quần đen áo trắng nhởn nhơ
Làm cho anh chạy sụp bờ gãy chân -
Ngó ra Hòn Lớn ba lần
-
Trăng lên khỏi núi, khuất bụi chuối con trăng mờ
Trăng lên khỏi núi, khuất bụi chuối con trăng mờ
Tiếng em ở chợ sao khờ bán buôn -
Người đâu mà lại lạ đời
Người đâu mà lại lạ đời
Con gái Hà Nội lấy người bên Tây
Tây đâu có ở đất này
Nó về nước nó khốn thay thân già -
Chén son nguyện với trăng già
-
Đêm khuya trăng lặn gà kêu
– Đêm khuya trăng lặn gà kêu
Hai đứa mình xa cách, bỏ cặp gối thêu cho ai nằm?
– Cặp gối thêu để lại cho anh nằm
Mai sau cưới vợ, anh nghĩ thầm thương em. -
Gió thổi re re, cây tre chộ nguyệt
Dị bản
Gió thổi lao rao, lòng anh đau, dạ anh đớn
Gió thổi le re, cây tre chộ nguyệt
Anh thương em, từ biệt chốn này
Chú thích
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Châu sa
- Nước mắt rơi. (Trong văn thơ, châu hay giọt châu thường được dùng với nghĩa giọt nước mắt.)
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa
(Truyện Kiều)
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Trạng nguyên
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
-
- Đông Ba
- Một địa danh ở Huế, vốn là tên dân gian của cửa Chính Đông, kinh thành Huế. Địa danh này gắn liền với chợ Đông Ba, ngôi chợ nổi tiếng nhất của Huế, trước đây tên là Quy Giả thị ("chợ của những người trở về," đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn). Đến năm 1887 vua Đồng Khánh cho xây lại gồm có “đình chợ” và “quán chợ” lấy tên là Đông Ba. Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái chuyển chợ Đông Ba về vị trí bây giờ, đình chợ cũ sửa lại làm thành trường Pháp Việt Đông Ba.
Địa danh Đông Ba thật ra tên cũ là Đông Hoa, nhưng do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa dưới thời Nguyễn mà đổi tên.
-
- Giại có nghĩa là bãi đất trống. Trong bài Đi dọc sông Hương, tác giả Võ Quang Yến cho rằng: Năm 1885, chợ hoàn toàn bị đốt sau ngày Kinh đô thất thủ, vua Đồng Khánh cho xây lại với tên chợ Đông Ba, và năm 1899 vua Thành Thái cho dời qua địa điểm bây giờ là một chỗ đất trống lúc trước có trại sửa chữa thuyền ngự, đọc trạnh ra thành giại [...]
-
- Cầu Tràng Tiền
- Còn có tên gọi là cầu Trường Tiền, một chiếc cầu gồm sáu nhịp dầm thép thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương, ngay trung tâm thành phố Huế. Đây là một trong những chiếc cầu thép đầu tiên được xây tại Đông Dương. Tràng Tiền hay Trường Tiền đều có nghĩa là "công trường đúc tiền" vì chiếc cầu này được xây gần công trường đúc tiền của nhà Nguyễn. Sau 30 tháng 4 năm 1975, tên gọi dân gian này trở thành tên chính thức. Trước đó, cầu còn có các tên gọi khác: cầu Đông Ba (do ở gần chợ Đông Ba), cầu Mây, cầu Mống, Thành Thái, Clémenceau, và Nguyễn Hoàng.
-
- Xi măng
- Từ mượn của tiếng Pháp ciment, trước đây cũng gọi là xi-mon.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Câu ca dao này được cho là tả tình cảnh của Huế sau trận bão lụt năm Thìn (1904). Xem thêm chú thích bão lụt năm Thìn.
-
- Dõ
- Rõ ràng, sáng sủa (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Khăn xéo
- Một loại khăn bịt đầu ngày xưa, vừa để che mưa nắng vừa có thể làm tay nải để đựng đồ đạc khi cần. Cũng gọi là khăn chéo.
-
- Tràng hạt
- Một vòng dây gồm nhiều hạt xâu lại với nhau. Khi tụng niệm, người tụng dùng tay lần từng hạt để đếm.
-
- Áo dà
- Áo nâu, thường là trang phục của người tu hành.
-
- Cổ Nhuế
- Tên Nôm là kẻ Noi, một làng thuộc Thăng Long xưa, nay là xã thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng Cổ Nhuế ngày xưa có truyền thống thâm canh lúa và hoa màu giỏi, đồng thời có nghề may từ đầu thế kỉ 20. Làng cũng có nghề hót phân rất độc đáo, tới mức trong đền thờ Thành Hoàng, người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng hai mảnh xương trâu cầm tay (những công cụ hót phân).
Đọc thêm "Nghề hót phân trên đời là nhất!".
-
- Sọt
- Đồ đựng đan bằng tre hoặc nứa, có mắt thưa.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Yên Phụ
- Tên cũ là Yên Hoa, một làng cổ nằm ven Hồ Tây, có nghề nuôi cá cảnh và nghề làm hương đốt. Nay là phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ô Yên Phụ nằm ở làng là một trong năm cửa ô nổi tiếng từ thời xưa của Hà Nội.
-
- Yên Quang
- Tên làng nay là khu vực đầu phố Cửa Bắc đến đền Quán Thánh, Hà Nội, nằm về phía nam hồ Trúc Bạch.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Thắt thẻo
- Bồi hồi, khắc khoải, bồn chồn trong lòng (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hòn Lớn
- Tên chữ là Đại Dự, một hòn đảo lớn nằm trong vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Phía sau đảo này rất kín gió, nên là nơi che chắn giông bão, tàu thuyền cho người đi biển.
-
- Đậu
- Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
-
- Áo cổ giữa
- Cũng gọi là áo cổ trịt (cổ trệt), một loại áo ngắn của người bình dân, gài nút trước ngực, không bâu, nếu là áo nam thường có xẻ nách, còn áo nữ thì bít kín.
-
- Càn khôn
- Cũng nói là kiền khôn, từ hai quẻ bát quái kiền 乾 chỉ trời và khôn 坤 chỉ đất. Chỉ trời đất.
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất
Miệng túi càn khôn thắt lại rồi
(Khóc ông Phủ Vĩnh Tường - Hồ Xuân Hương)
-
- Chộ
- Nhạo báng, chọc tức (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nguyệt
- Mặt trăng (từ Hán Việt).