Bốn anh cùng chung một nhà
Cùng sinh một giáp cùng ra một hình
Một anh thì đỗ cống sinh
Một anh quỷ quái như tinh trong nhà
Một thì xấu nết xấu na
Một anh ăn vụng cả nhà đều ghen
Tìm kiếm "chung chiếu"
-
-
Em nghỉ cho chúng anh xui
Em nghỉ cho chúng anh xui
Đò lên khoảng độ đôi mươi tháng này
Em về xin mẹ xin thầy
Cho anh kiếm đĩa trầu đầy lên chơi -
Mười thằng ở chung một hòm
-
Tàu vào dân chúng mừng thầm
-
Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài biển bắc
Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài biển bắc
Giọt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên
Em muốn làm lơ đi mà ngủ, ngủ cũng không yên
Sợ mưa già nước ngập, biết tựa con thuyền vào đâuDị bản
Sóng sầm sịch ì ầm ngoài biển Bắc,
Hạt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên.
Muốn làm lơ đi mà ngủ cho yên,
Sợ mưa già nước ngập, biết dựa con thuyền vào đâu?
-
Tóc ngang lưng vừa chừng em bối
-
Thò tay vuốt ngực chung tình
Thò tay vuốt ngực chung tình
Nước trong bình còn nguội, huống chi mình giận tôi -
Vợ chồng hàng xáo chúng ta
-
Ở đời muôn sự của chung
Dị bản
Ở đời muôn sự của chung,
Quý nhau chỉ một tấm lòng mà thôi.
-
Thương em vô giá quá chừng
Thương em vô giá quá chừng
Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay
Nhác trông thấy bóng em đây
Ăn chín lạng hạt ớt ngọt ngay như đường -
Cờ bạc anh đánh có chừng
Cờ bạc anh đánh có chừng
Hết khăn đến áo dây lưng cùng quần. -
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Trông sông lai láng trông rừng rừng xanh -
Trăm năm như cõi trời chung
-
Cô dâu hư đã quá chừng
-
Cây to anh dứt nửa chừng
Dị bản
-
Thuốc Bắc chén rưỡi có chừng
-
Mẹ già hai đứa nuôi chung
Mẹ già hai đứa nuôi chung
Đứa lo cơm cháo, đứa giùm thuốc thangDị bản
Mẹ già là mẹ già chung
Anh lo thang thuốc, em giùm cháo cơm
-
Phải chi em được ở chung
Phải chi em được ở chung
Thì đâu đến nỗi anh hun gối mòn -
Ai phụ tôi đất trời chứng giám
Ai phụ tôi đất trời chứng giám
Phận tôi nghèo đâu dám phụ ai
Tưởng giếng sâu tôi nới sợi dây dài
Ngờ đâu giếng cạn, tiếc hoài sợi dây -
Tiếc đám phù dung mọc chung cỏ dại
Chú thích
-
- Con giáp
- Tên người Việt Nam thường dùng để gọi mười hai con vật tượng trưng cho mười hai chi trong âm lịch, gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
-
- Cảng Hải Phòng
- Được xây dựng từ năm 1874, một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn nhất miền Bắc và lớn thứ hai cả nước (sau cảng Sài Gòn), là cửa ngõ quốc tế nằm tại hai quận Hồng Bàng và Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Khu cảng chính trên sông Cấm còn gọi là bến Hoàng Diệu, trước gọi là bến Sáu Kho.
-
- Bối
- Bới (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hàng xáo
- Nghề đong thóc về xay giã thành gạo rồi đem bán để kiếm lãi. "Hàng xáo" còn để chỉ chung những người buôn bán nhỏ, ít vốn, phải xoay xở mua rồi bán trong thời gian ngắn nhất.
-
- Bách niên giai lão
- Sống cùng nhau cho đến trăm tuổi. Đây là lời chúc dành cho cặp vợ chồng mới cưới.
-
- Và
- Vài.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Sau hơn một ngàn năm lệ thuộc Trung Hoa, Việt Nam giành được độc lập và Ngô Quyền thiết lập một vương triều tự chủ. Cuối đời nhà Ngô có 12 sứ quân nổi dậy đánh lẫn nhau trong suốt 20 năm khiến dân tình khổ sở. Kết cuộc, họ phải khuất phục dưới tay Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh, tức Đinh Tiên Hoàng, sau sáng lập ra vương triều Đinh. Phán xét sự tranh giành quyền lực của các sứ quân và chiến thắng của Đinh Bộ Lĩnh, dân gian đã tóm gọn trong câu ca dao này.
-
- Gia nghiệp
- Sự nghiệp từ đời ông cha để lại, con cháu kế tục (từ Hán Việt).
-
- Tiểu phú do cần, đại phú do thiên
- Chăm chỉ thì đủ ăn đủ mặc, giàu có thì do thời vận (thành ngữ Hán Việt).
-
- Thưa thớt
- Đểnh đoảng (phương ngữ Nam Trung Bộ).
-
- Căn
- Gốc rễ (chữ Hán). Khái niệm căn thường được gặp trong lí thuyết Phật giáo, chỉ những điều căn bản, gốc rễ của nhận thức, sự việc.
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
(Truyện Kiều)
-
- Nửa lừng
- Nửa lưng chừng (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thuốc bắc
- Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.
-
- Nhẩn
- Vị hơi đắng. Từ này là phương ngữ Trung Bộ, khi nói không phân biệt dấu hỏi và dấu ngã, nên cũng có chỗ viết thành nhẫn.
-
- Phù dung
- Còn gọi là mộc phù dung, địa phù dung, mộc liên, loại cây thân nhỡ có hoa, lá có năm cánh, hoa lớn, có hai loại là hoa đơn và hoa kép, hoa nở xòe to bằng cái bát, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Hoa thay đổi màu sắc từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ).
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.