Em nhớ ngày nào nhìn ao cá lội
Anh chỉ anh thề không lỗi nghĩa cùng nhau
Bây giờ anh đã sang giàu
Anh quên lời hứa ban đầu cùng em
Tìm kiếm "chị hằng"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ngó lên gò mả
-
Công anh tháng đợi năm chờ
Công anh tháng đợi năm chờ
Sao em dứt chỉ lìa tơ cho đành? -
Sử kinh anh quyết giồi mài
-
Một cây em bẻ lấy một nhành
-
Con cua kình càng bò ngang cây mít
Con cua kình càng bò ngang cây mít
Thấy chị hai mầy lớn đít tao thương -
Gặp anh vô cớ em chẳng dám nhìn
-
Ngộ bất cập mới gặp người thình lình
-
Chẳng xứng đôi thì thôi bớ bậu
-
Ngó ra ngoài biển mù mù
-
Thương hỡi thương nhện vương xuống chiếu
Thương hỡi thương nhện vương xuống chiếu
Em ở chi một mình rồi đau yếu ai nuôi -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chàng mà cờ bạc đêm ngày
-
Tối qua tôi đi ra gò
-
Người ta đãi đỗ đãi vừng
-
Chưa bức chưa vội chưa cần
Chưa bức chưa vội chưa cần
Trước sau cũng chỉ một lần mà thôi -
Tham nơi rậm lá nhiều cành
Tham nơi rậm lá nhiều cành
Tham nơi lắm chị lắm anh đặng nhờDị bản
-
Bậu ra ngắm bóng bậu mà coi
-
Em thấy anh em cũng muốn chào
-
Chém cha con bợm lầu xanh
-
Gặp thời thì cứ hoang huênh
Gặp thời thì cứ hoang huênh
Hết thời thì chỉ lênh đênh như bèo
Chú thích
-
- Găng
- Loại cây thân gỗ mọc hoang, cũng được trồng làm hàng rào, lá nhỏ khá tròn, rất nhiều gai, hoa mọc thành chùm màu tím, quả nhỏ màu vàng. Ngoài ra có cây găng rừng cho lá dùng để làm thạch găng, một món ăn giải nhiệt mùa hè.
-
- Liếng
- Liếc mắt (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Một đỗi
- Một lát (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Giồi mài
- Mài cho sắc và giồi (chà, đánh) cho bóng loáng. Nghĩa bóng là cố công rèn luyện, thường trong việc học hành thi cử.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Gie
- (Nhánh cây) chìa ra.
-
- Đom đóm
- Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.
-
- Sanh tâm biến tánh
- Thay đổi tính nết (cách nói của người Nam Bộ).
-
- Hốt hỏa lôi đình
- (Tính tình, cư xử) nóng như lửa (hỏa), như sấm sét (lôi).
-
- Ngộ bất cập
- Thình lình mà gặp, gặp chuyện không tính trước.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lậu
- Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
-
- Ô cánh dơi
- Ô (dù) hình khum, những múi ô khi mở ra trông giống cánh con dơi căng ra, xưa kia nam giới thường dùng.
-
- Đồ
- Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
-
- Đãi
- Nhúng các chất trộn lẫn với nhau xuống nước, gạn lấy chất nặng, còn chất nhẹ cho trôi đi (đãi cát, đãi vàng...).
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Sây
- (Cây) sai (hoa, quả).
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Nhơn
- Nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lầu xanh
- Từ chữ thanh lâu, chỉ nhà thổ, nơi gái điếm hành nghề. Ở Trung Hoa ngày trước, nhà thổ thường sơn màu xanh nên gọi như vậy.