Có em anh mới tới đây
Không em anh biết nơi này là đâu
Tìm kiếm "cổ tích"
-
-
Có trăng anh phụ lòng đèn
-
Cô kia xách giỏ đi đâu
-
Cô kia má đỏ hồng hồng
-
Cớ sao chàng chẳng vãng lai
-
Có chồng phải lụy theo chồng
Dị bản
-
Có duyên lấy đặng chồng nguồn
Có duyên lấy đặng chồng nguồn
Ngồi trên ngọn gió có buồn cũng vui -
Có được chồng ghiền như ông tiên nho nhỏ
-
Cô kia thắt cái lưng xanh
-
Cổ tay em trắng lại tròn
Dị bản
Cổ tay đã trắng lại giòn
Để cho ai gối đã mòn một bên?
-
Có chà, cá mới ở ao
-
Có trầu mà chẳng có cau
-
Cô giỏi cô giang, cô đang xúc tép
Cô giỏi cô giang, cô đang xúc tép
Cô thấy anh đẹp cô đổ tép đi -
Có nam có nữ thời mới nên xuân
-
Có răng nói thật đi nha
-
Có mặt đây nói láo rằng thương
Có mặt đây nói láo rằng thương
Tôi về xứ sở, vấn vương nơi nào? -
Có chồng mà chẳng có con
Có chồng mà chẳng có con
Cũng bằng hoa nở trên non một mình -
Có chàng Công Tráng họ Đinh
-
Có cô thì chợ cũng đông
Có cô thì chợ cũng đông
Cô đi lấy chồng thì chợ cũng qua
Có cô thì dượng cũng già
Vắng cô thì dượng cũng qua một thì -
Có cô thời chợ cũng đông
Có cô thời chợ cũng đông
Không cô chợ cũng chẳng không hôm nào
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Da mồi tóc sương
- Da lốm đốm những chấm màu nâu nhạt như mai con đồi mồi, tóc bạc như sương tuyết; đây là hình ảnh để tả người già (cũng có cách nói da mồi tóc bạc, tóc bạc da mồi).
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Ai hoài
- Buồn thương và nhớ da diết (từ cũ, dùng trong văn chương).
-
- Trót
- Trọn vẹn.
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Cam
- Bằng lòng chịu vì cho là không thể nào khác được.
-
- Ghiền
- Nghiện ngập.
-
- Nam Định
- Một địa danh nay là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá từ thời kì dựng nước, là quê hương của nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Tế Xương, Nguyên Hồng, Văn Cao... Ở đây cũng có nhiều di tích, lễ hội dân gian, đặc sản...
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Gối.
-
- Chà
- Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là nè (cành nè, cây nè).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Cà cuống
- Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đinh Công Tráng
- (1842 - 1887) Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Ông quê làng Tráng Xá, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ, ông gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm, rồi tham gia trận Cầu Giấy ngày 19/5/1883. Sau khi cuộc khởi nghĩa Ba Đình thất bại, ông rút về về Nghệ An, định gây dựng lại phong trào, nhưng không may hi sinh trong một trận đánh vào ngày 5/10/1887. Tướng Pháp Mason nhận định: "[Ông là] Người có trật tự, trọng kỉ luật, cương trực, hay nghiêm trị những thủ hạ quấy nhiễu dân; có chí nhẫn nại, biết mình biết người, không bao giờ hành binh cẩu thả, giỏi lập trận thế."
-
- Ba Đình
- Vùng đất gồm ba làng Mậu Thịnh, Mỹ Khê và Thượng Thọ thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Có tên gọi như thế vì ở mỗi làng có một cái đình, ở làng này có thể trông thấy mái đình của hai làng kia. Nơi đây từng là căn cứ của cuộc khởi nghĩa do Đinh Công Tráng làm thủ lĩnh vào cuối thế kỉ 19. Ba Đình có địa thế phòng thủ rất tốt, chung quanh có lũy tre dày phủ kín, nằm giữa một cánh đồng bao la trũng nước, từ đây có thể khống chế được quốc lộ 1, nơi yết hầu của giặc Pháp từ Bắc vào Trung.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).