Đầu nhọn mình thuôn khéo khéo là
Cắm vào nóng bỏng tấm thân ta
Lớn bé trắng đen đè tất tật
Dụi vào ngoáy ngoáy lại bỏ ra
Tìm kiếm "đèn biển"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Khi con đi, thì của con méo
-
Đôi ta như lửa mới nhen
-
Sột soạt như lá chuối khô
-
Đốt than nướng cá cho vàng
Đốt than nướng cá cho vàng
Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi
Gặp khi có khách đến chơi
Mời cơm, mời rượu cho vui lòng chàng -
Cái bống là cái bống bình
Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm nấu nướng một mình mồ hôi
Sáng ngày có khách đến chơi
Cơm ăn rượu uống cho vui lòng chồng
Rạng ngày ăn uống vừa xong
Tay nhấc mâm đồng, tay giải chiếu hoa
Nhịn miệng đãi khách đằng xa
Ấy là của gửi chồng ta ăn đàngDị bản
Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm nấu nướng một mình bống ăn
Trong nhà cho chí ngoài sân
Mọi việc xếp đặt lần lần mới thôi
Rạng ngày có khách đến chơi
Cơm ăn rượu uống cho vui lòng chồng
Mọi người ăn uống đã xong
Tay nhấc mâm đồng, tay trải chiếu hoa
Nhịn miệng đãi khách đằng xa
Ấy là của gửi chồng ta ăn đàng
-
Mình rằng mình quyết lấy ta
Mình rằng mình quyết lấy ta
Ðể ta hẹn cưới hăm ba tháng này
Hăm ba nay đã đến ngày
Ta hẹn mình rày cho đến tháng giêng
Tháng giêng năm mới chưa nên
Ta hẹn mình liền cho đến tháng hai
Tháng hai có đỗ có khoai
Ta lại vật nài cho đến tháng tư
Tháng tư ngày chẵn tháng dư
Ta lại chần chừ cho đến tháng năm
Tháng năm là tháng trâu đầm
Ta hẹn mình rằng tháng sáu mình lên
Tháng sáu lo chửa kịp tiền
Bước sang tháng bảy lại liền mưa ngâu
Tháng bảy là tháng mưa ngâu
Bước sang tháng tám lại đầu trăng thu
Tháng tám là tháng trăng thu
Bước sang tháng chín mù mù mưa rươi
Tháng chín là tháng mưa rươi
Bước sang tháng mười đã đãi mưa đông
Quanh đi quẩn lại em đã có chồng
Như chim trong lồng, như cá cắn câu -
Thuyền than mà đậu bến than
-
Hỡi cô yếm thắm đeo bùa
-
Chu choa sao nắng bể đầu
-
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông
Đường đi cách bến cách sông
Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò -
Nước trong thấy đá, con cá lội thấy vi
Nước trong thấy đá, con cá lội thấy vi
Sầu chi đến nỗi anh bận áo có khuy quên gài? -
Gà rừng tốt mã khoe lông
Gà rừng tốt mã khoe lông
Chẳng cho đi chọi nhốt lồng làm chi
Mẹ ơi con đã đến thì
Mười bảy mười tám chẳng cho lấy chồng
Bấy giờ người có con không
Thấy chúng thấy bạn cực lòng con thay -
Cò bắt lươn cò trườn xuống cỏ
Cò bắt lươn cò trườn xuống cỏ
Lươn bắt cò cò bỏ cò bay
Từ ngày xa bạn đến nay
Đêm đêm tưởng nhớ, ngày ngày trông luôn
Kể từ Cầu Ván, Ao Vuông
Bước qua Quán Ốc lòng buồn lụy sa
Quán Cơm nào quán nào nhà
Ngóng ra Trà Khúc trời đà rạng đông
Buồn lòng đứng dựa ngồi trông
Ngó vô Hàng Rượu mà không thấy chàng -
Trai ba mươi tuổi đang xoan
-
Công cha nghĩa mẹ cao dày
-
Bởi anh tham trống bỏ kèn
Dị bản
Anh đừng ham trống bỏ kèn
Ham chuông bỏ mõ, ham đèn bỏ trăng
-
Tới đây trước lạ sau quen
-
Vợ lẽ như giẻ chùi chân
Vợ lẽ như giẻ chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi ông hàng xóm đem chân đến chùiDị bản
Vợ mọn như chổi chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi mụ hàng xóm: Có chùi chân thì chùi
-
Muộn màng đêm vắng trông chàng
Chú thích
-
- Đòn
- Vật thấp được đẽo bằng gỗ hoặc bằng tre, dùng để ngồi. Đòn thường thấy ở làng quê ngày trước.
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Hồ Long Vân
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hồ Long Vân, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Mưa ngâu
- Tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 âm lịch hằng năm. Trong dân gian có câu thành ngữ Vào mùng 3, ra mùng 7, nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch. Các cơn mưa thường không liên tục, rả rích. Tên mưa gắn với truyền thuyết Ngưu Lang - Chức Nữ.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Áo yếm đeo bùa
- Một kiểu áo của phụ nữ ngày xưa. Người mặc yếm đeo thêm một cái bùa nhỏ, vừa để làm đẹp vừa có ý nghĩa tâm linh.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Chu choa
- Cũng viết là chu cha, thán từ người miền Trung thường dùng để bộc lộ sự ngạc nhiên, sợ hãi, vui vẻ...
-
- Ngõ hầu
- Rồi mới có thể, sao cho đạt được (từ cũ).
"Thôi thì ai cũng hết sức tự tô lục chuốt hồng, chiều chuộng nịnh hót đức lang quân, ngõ hầu được với luôn thì đã đủ là hân hạnh. Ngày thì họ là những tay quản gia đồn điền của ông chủ. Đêm đến họ là vợ..." (Giông tố - Vũ Trọng Phụng)
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cầu Ván
- Cầu bắc ngang qua sông Bến Ván, một con sông chảy qua huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
-
- Ao Vuông
- Một địa danh nằm ở phía bắc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trước kia, đây là vùng cây cối rậm rạp, nhiều giặc cướp và thú dữ.
-
- Quán Ốc
- Một địa danh nằm ở vùng giáp giới giữa Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trước kia đây là nơi người dân thôn Trung An (nay thuộc xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) mang ốc đến đó bán đổi cho khách qua đường, lâu ngày thành tên.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Sa
- Rơi xuống (từ Hán Việt).
-
- Quán Cơm
- Tên một cái chợ nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Trà Khúc
- Tên con sông lớn nhất chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy. Sông Trà Khúc và núi Thiên Ấn là biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi, còn gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Hàng Rượu
- Tên một ngôi chợ ở thị trấn Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Xoan
- Xuân, trẻ (từ cổ).
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Thì
- Thời, lúc.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Cưu mang
- Mang và giữ gìn cái thai trong bụng (từ cũ). Được hiểu rộng ra là đùm bọc trong lúc khó khăn, hoạn nạn.
-
- Trứng nước
- (Trẻ con) còn non nớt, thơ dại, cần được chăm chút, giữ gìn.
-
- Hai thân
- Cha mẹ (từ Hán Việt song thân).
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đãi đằng
- Tâm sự, giãi bày (từ cổ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.