Con gái lấy phải chồng già
Cầm bằng con lợn cọp tha vào rừng
Tìm kiếm "ruộng rau"
-
-
Ví dầu cây cứng rễ bền
-
Trời cao hơn trán
Trời cao hơn trán
Trăng sáng hơn đèn
Kèn kêu hơn quyển
Biển rộng hơn sông
Anh đừng thương trước uổng công
Chờ cho thiệt vợ, thiệt chồng hãy thươngDị bản
Trời cao hơn trán, đuốc sáng hơn đèn
Kèn kêu hơn quyển, biển rộng hơn sông
Anh thương em linh láng tràn đồng
Bây giờ em lại kiếm chồng bỏ anh.
-
Ai ra Cẩm Phả mà xem
-
Trời chiều bóng ngả về tây
-
Con gái mà lấy chồng quan
Dị bản
-
Ngó lên trời thấy trời cao lồng lộng
Ngó lên trời thấy trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất thấy đất rộng thinh thinh
Phải chi anh hoá đặng hai hình
Đi qua chèo thế, để con bạn mình nghỉ tayDị bản
Ngó lên trời thấy trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất thấy đất rộng thênh thênh
Phải chi anh hoá đặng hai hình
Để anh cấy thế cho bạn mình nghỉ ngơi
-
Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn
Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu
Có tổ tiên trước rồi sau có mình -
Trách gà sao vội gáy tan
Trách gà sao vội gáy tan
Chung tình chưa mãn chuông vàng vội rung -
Gặp nhau, con bóng đang trưa
-
Bữa nay ta mới gặp ta
Bữa nay ta mới gặp ta
Giả như lụa mới thêu hoa vẽ rồng -
Đêm thổn thức ngồi khêu đèn phụng
-
Gá duyên cha mẹ rằng la
-
Huơ con nghé nhỏ
Dị bản
Ông khách hỏi mua
Nhà ta chả bán
Ông khách hỏi gạn
Nhà ta chả cho
Cắt cỏ ăn no
Theo cày đỡ mẹ
Huơ con nghé nhỏ
Lạc đàng theo chó
Lạc ngõ theo trâu
Nghe mẹ rống đâu
Đâm đầu mà chạy
-
Mười giờ xe lửa lại Trung Lương
-
Mây hỡi mây, khoan ra ám nguyệt
-
Trăm năm trăm tuổi may rủi có một lần
-
Trống trên lầu vội đổ
-
Ra đi anh nhớ vợ nhớ con
Ra đi anh nhớ vợ nhớ con
Ra về thì nhớ nước non trên rừng -
Đầu làng có cái mõ
Chú thích
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Quản
- Người Nam Bộ đọc là quyển, một loại nhạc cụ hình ống giống như ống sáo, ống tiêu.
-
- Thiệt
- Thật (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ này được đọc trại ra như vậy do kị húy bà vương phi Lê Thị Hoa (được vua Gia Long đặt tên là Thật).
-
- Cẩm Phả
- Một địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tại đây từ xưa đã nổi tiếng với ngành khai thác than đá. Cẩm Phả cũng có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.
-
- Cu li
- Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Trùng phùng
- Gặp lại nhau (từ thường dùng trong văn chương).
Trùng phùng dầu họa có khi
Thân này thôi có còn gì mà mong
(Truyện Kiều)
-
- Khái
- Con hổ.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thinh thinh
- Thênh thênh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Lụn
- Sắp hết, mòn dần đi.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Rằng la
- Rầy la.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xe lửa
- Tàu hỏa (phương ngữ miền Trung và Nam Bộ).
-
- Trung Lương
- Một địa danh ở cửa ngõ phía bắc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Tại đây có một ngã ba, là nơi giao nhau của hai con đường lớn. Quốc lộ 1A từ thành phố Hồ Chí Minh xuống tới Trung Lương rồi rẽ trái, đi ngang qua tỉnh Tiền Giang và hướng về phía An Giang. Con đường còn lại là quốc lộ 60 bắt đầu từ Trung Lương, hướng về phía Cần Thơ. Loại trái cây nổi tiếng ở Trung Lương là mận hồng đào.
-
- Xe lửa Sài Gòn
- Vào đầu thế kỉ 20, người Pháp đã tiến hành xây dựng một mạng lưới giao thông đường sắt hoàn chỉnh kết nối Sài Gòn với những tỉnh thành phụ cận. Cuối năm 1881, hệ thống xe lửa nhẹ nối liền hai khu vực chính của thành phố là Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu họat động, ban đầu chạy bằng hơi nước, sau đó chạy bằng điện. Mạng lưới này dần dần được mở rộng, lan tới Gò Vấp rồi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một.
Nổi tiếng hơn là tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho dài 70 kí-lô-mét, khởi hành từ chợ Bến Thành, quan Bình Chánh, Bến Lức, Tân An rồi đến ga chính ở Mỹ Tho (gần vườn hoa Lạc Hồng ngày nay). Vào thời gian đầu, khi chưa có cầu Bến Lức và cầu Tân An, cả đoàn tàu phải xuống phà đế băng qua hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tuyến đường này khánh thành vào giữa năm 1885, tồn tại 73 năm, đến năm 1958 thì ngừng hoạt động.
Nhiều dấu tích của mạng lưới đường sắt nội thị ngày xưa cũng như của tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho như đường rày, cầu, giếng nước vẫn còn tồn tại.
-
- Hồi quân
- Gọi binh lính về.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.