Một mình mang tiếng có đôi
Đêm nằm nghĩ lại mồ côi một mình
Tìm kiếm "cầu trời"
-
-
Mình bầu môi miệng nứt hai
-
Một mẹ mà đẻ bốn con
-
Bằng trang sợi chỉ, thủ thỉ ngoài hè
-
Bốn chân ngồi trên bốn chân
-
Bằng trang ngón tay, ngủ ngày nó ngáy ton ton
-
Nghênh ngang hai tướng, lướt bụi tấn quân
-
Năm thằng đội năm cái mũ bằng sừng
-
Hai tướng, tám quân, chui vô rừng bắt con ứ hự
-
Năm ông năm mũ, rủ nhau lên rừng
-
Đi đến đây, gặp nó đấy, lấy được thì lấy
-
Lên rừng đốt một đống rơm
-
Lưng eo mà cẳng cào cào
-
Mình vàng bận áo cũng vàng
-
Tiểu đầu, lục túc, đại phúc, vô y
-
Một chổi mà quét hai hè
-
Mình dài một thước, cổ mọc lông mao
-
Sừng sững mà đứng giữa đường
-
Quê em ở chốn sơn lâm
-
Cây xanh xanh, lá cũng xanh xanh
Chú thích
-
- Bằng trang
- Bằng cỡ, cỡ như.
-
- Ăn ong
- Khai thác mật, sáp và nhộng ong bằng cách đốt bùi nhùi hun khói cho ong bay ra rồi cắt lấy tổ ong. Ở vùng Tây Nam Bộ, nhất là vùng rừng Cà Mau, có những người làm nghề ăn ong, gọi là "thợ ăn ong." Đọc thêm: Mùa ăn ong.
-
- Cào cào
- Một loại côn trùng ăn lá, có đầu nhọn (khác với một loại côn trùng tương tự có đầu bằng gọi là châu chấu). Cào cào thường sống ở các ruộng lúa, rau và ăn lá lúa, lá rau, gây thiệt hại tới mùa màng.
-
- Ươm tơ dệt lụa
- Quá trình sản xuất tơ lụa từ kén tằm. Kén được luộc trong nước nóng (chừng 80ºC) để tạo chất kết dính, sau đó người ươm tơ dùng đũa se nhiều sợi tơ trong kén lại thành một sợi tơ chỉ, luồn qua bàn kéo sợi, kéo thành từng cuộn. Ở công đoạn này tơ vẫn còn là "tơ sống," rất cứng, phải luộc cho mềm trước khi đưa vào dệt lụa. Nhộng rơi ra sau khi kén hết tơ được vớt lên, dùng làm thức ăn.
-
- Cỏ may
- Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)
-
- Sơn lâm
- Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Lạc
- Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.