Ðồi cao hai cống hai bên
Dưới đơm hàng lược, trên niềng hàng gương
Tìm kiếm "con gà tía"
-
-
Bước lên cầu ván cong vòng
Dị bản
Bước lên cầu ván, miếng ván cong vòng,
Thấy em mê bạc, trong lòng hết thương.
-
Sông Cung uốn lượn cong cong
-
Nắng một ngày héo cọng dây dưa
Nắng một ngày héo cọng dây dưa
Anh đi đâu ngồi đó, trời trưa chưa về -
Rạch Nhà Ngang khúc cong khúc lượn
-
Cái vòng danh lợi cong cong
Cái vòng danh lợi cong cong
Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào -
Chết đuối vớ cả cọng rơm
Chết đuối vớ cả cọng rơm
-
Con gái Hà Nội cọng giá cắn làm đôi
Con gái Hà Nội cọng giá cắn làm đôi
-
Thò tay mà ngắt cọng ngò
-
Đêm nằm võng rách còng queo
Dị bản
Em nằm võng rách còng queo
Bá hộ tới nói chê nghèo không ưng
-
Tay tôi cắt mấy cọng bàng
-
Áo vàng là nàng công chúa
Áo vàng là nàng công chúa
Áo đỏ chứng tỏ nhà quê
Áo xanh canh chuồng xí
Áo trắng hay mắng người yêu
Áo hồng lấy chồng bộ đội -
Đường về Ninh Diêm cong cong quẹo quẹo
-
Ra về vừa đến cổng ngăn
-
Người ta đi cấy lấy công
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng. -
Ai mà phụ nghĩa quên công
Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm -
Mẹ già ham việc tiếc công
-
Cố đè thì tre chỉ cong
Cố đè thì tre chỉ cong
Càng níu xuống thấp, càng vùng lên cao -
Ai kia sao khéo hoài công
Ai kia sao khéo hoài công
Tham hái hoa hồng nên mắc phải gai -
Cây kèo là cây kèo cong
Chú thích
-
- Cầu ván
- Cầu được lát bằng những tấm ván nằm ngang. Đây là một loại cầu rất thường gặp ở vùng sông nước Tây Nam Bộ, cùng với cầu khỉ, cầu dừa và cầu tre.
-
- Con long
- Con rồng.
-
- Khúc Phụ
- Tên cũ của một làng, nay thuộc xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, được bao quanh bởi sông Cung.
-
- Nhà Ngang
- Tên một con rạch thuộc địa phận huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện nay.
-
- Sông Cái Lớn
- Tên một con sông lớn ở tỉnh Kiên Giang. Sông bắt nguồn rạch Cái Lớn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, dòng chảy rộng dần vào Kiên Giang tại địa phận xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao. Từ đây sông chảy theo hướng tây-bắc đổ ra vịnh Rạch Giá tại thành phố Rạch Giá.
-
- Vời
- Khoảng giữa sông.
-
- Ngò
- Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.
-
- Bá hộ
- Gọi tắt là bá, một phẩm hàm thời phong kiến cấp cho những nhà giàu có.
-
- Cỏ bàng
- Còn gọi là cói bàng hay gọi tắt là bàng, một loài cỏ cao, thân rỗng, thường mọc thành đồng những vùng đất nhiễm phèn miền Tây Nam Bộ. Củ bàng có thể ăn thay cơm, thân bàng dùng để đan nhiều đồ dùng hữu ích như đệm lót, giỏ xách, bao (cà ròn), nón, võng, nóp (một loại nệm nằm), thậm chí cả buồm cho tàu ghe hay áo mặc. Nghề đan bàng do đó là nghề kiếm sống của nhiều người dân Nam Bộ trước đây, hiện đang được phục hồi sau một thời gian mai một, chủ yếu tập trung vào chế tác hàng mỹ nghệ.
Đêm đêm trong ánh trăng mờ
Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng
(Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Ninh Diêm
- Một làng muối thuộc khu vực bán đảo Hòn Khói, tỉnh Khánh Hòa.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Cầm
- Giữ lại. Từ này có lẽ có gốc từ chữ Hán kiềm (cái khóa).
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.