Thân dài lưỡi cứng là ta,
Hữu thủ vô túc, đố là cái chi?
Tìm kiếm "cầu kiều"
-
-
Bằng đồng tiền, nằm nghiêng trong bụi
-
Nhà có bà ăn cơm trắng
-
Nhà có bà ăn cơm trước
-
Nhà có bà hay la liếm
-
Bằng con bò, nằm co giữa ruộng
-
Mình tròn trùn trụn
-
Còn nhỏ em mặc áo xanh
-
Có chân mà chẳng biết đi
-
Mặt như cái thớt, mình như cái mai
-
Bằng trái cau, lau chau đi trước
-
Không ăn mà mổ cuống cuồng
-
Ba bà đi chợ Cầu Nôm
-
Cây cao nghìn trượng
-
Cây bằng cái kim
-
Cái mình nho nhỏ
-
Một đàn cò trắng phau phau
-
Tới đây ăn gửi, nằm nhờ
-
Một cột mà chốt tứ bề
-
Một đôi mà ở hai nhà
Chú thích
-
- Hữu thủ vô túc
- Có tay không chân.
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Đũa bếp
- Đũa to và dài, dùng khi nấu nướng (lật các món chiên xào, xới cơm, nhấc nồi...). Miền Bắc gọi là đũa cả.
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Đàn nguyệt
- Từ Hán Việt là nguyệt cầm, Nam Bộ gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt." Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. Xem thêm nhạc sĩ Huỳnh Khải giải thích về đàn kìm tại đây.
-
- Lau chau
- Hối hả, vội vã.
-
- Chày giã gạo
- Ngày xưa người ta giã gạo trong cối, dùng chày. Chày là một cây gỗ cứng, nặng, đầu nhẵn, phần giữa thuôn nhỏ (gọi là cổ chày).
-
- Trượng
- Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Rờ
- Sờ.