Sớm mai gánh nước bờ ao
Dặn anh buôn bán làm sao cũng về
Anh đừng trò chuyện say mê,
Bỏ cha già, mẹ yếu ba bốn bề cực em
Tìm kiếm "ban mai"
-
-
Anh coi đồng tiền sớm mai còn chiều mất
-
Một mai trống lủng khó hàn
Dị bản
-
Mai sau đói rách cơ hàn
-
Một mai bóng xế cội tùng
-
Một mai ai đứng bên kinh
-
Chị về dựa bóng sao Mai
-
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
-
Tóc dài thì tốn tiền chanh
-
Đạo vợ chồng hôm ấp mai ôm
Đạo vợ chồng hôm ấp mai ôm
Phải đâu cua cá với tôm
Khi đòi mớ nọ, khi chồm mớ kia -
Đêm nằm bỏ tóc qua mình
-
Đi ngang cầu sắt nắm lấy cho chắc
Đi ngang cầu sắt nắm lấy cho chắc
Anh hỏi gắt cô bạn chung tình
Thương không thương phải nói cho thiệt
Để anh lên xuống nhọc nhằn tấm thânDị bản
Bước lên cầu sắt, nắm tay cho chắc, hỏi gắt người tình:
Bướm xa bông tại nhụy, hai đứa mình lỗi tại ở ai?Anh đi ngang cầu sắt
Anh nắm tay em thật chắc
Miệng hỏi gắt chung tình
Bướm xa bông tai nhụy, anh xa mình tại ai?
Cây oằn vì bởi trái sai
Anh xa em vì bởi bà mai ít lờiĐi ngang cầu sắt hỏi gã chung tình
Bướm xa ong tại nhụy, tôi xa mình tại ai?Đi ngang cầu sắt
Nắm tay cho chắc
Miệng hỏi gắt chung tình
Ưng không ưng thì nói, chứ đừng cười đẩy đưa
-
Phương đông chưa rạng sao mai
-
Sớm mai anh đi chợ Gò Vấp
-
Đêm năm canh mơ màng bóng ngọc
-
Cá buồn cá lội thung thăng
-
Buồng không lần lữa hôm mai
Buồng không lần lữa hôm mai
Đầu xanh mấy lúc da mồi tóc sương -
Một mai ai chớ bỏ ai
-
Em để chế cho ai, mà tóc mai em rành rạnh
-
Nước đường mà đựng chậu thau
Nước đường mà đựng chậu thau
Cái mâm chữ triện đựng rau thài lài
Tiếc thay da trắng tóc dài
Bác mẹ gả bán cho người đần ngu.
Rồng vàng tắm nước ao tù
Người khôn ở với người ngu nặng mình.Dị bản
Chú thích
-
- Bạn vàng
- Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
-
- Thiên kim
- Ngàn vàng (từ Hán Việt).
-
- Lủng
- Thủng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dùn
- Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngoan
- Giỏi giang, lanh lợi (từ cổ).
-
- Bạn lan
- Từ Hán Việt là lan hữu, chỉ người bạn quân tử đáng quý như hoa lan.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Dức
- Mắng nhiếc. Còn nói dức bẩn (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bóng xế cội tùng
- Hình ảnh ẩn dụ, chỉ việc cha mẹ qua đời.
-
- Mũ rơm
- Mũ làm bằng rơm, dùng để quấn đầu khi để tang cho cha mẹ. Ngày nay ít còn thấy tục lệ này.
-
- Áo thùng
- Áo rộng mặc ngoài áo trảm thôi (áo bằng vải xô, không viền gấu, không cài khuy, chỉ buộc dải, mặc khi để tang cha mẹ).
-
- Theo học giả An Chi:
Nguyên văn hai câu đầu là:
Một mai ai đứng minh tinh
Ai phò giá triệu, ai nghinh quan tài?Minh tinh, trong Nam còn gọi là tấm triệu, là dải lụa dài ghi tên họ, tuổi tác, chức tước, ngày từ trần, v.v… của người chết, treo trên một cái giàn nhỏ có đòn khiêng, thường gọi là cái giá triệu, để khiêng đi trước quan tài khi đưa đám tang. Vậy đứng minh tinh là có tên trên tấm minh tinh, nghĩa là đã chết. Nghinh (nghênh) là đón rước. Nghinh quan tài là bưng cái bát hương đi thụt lùi phía trước quan tài để dẫn đường. Còn phò giá triệu là chống gậy tang đi bên cái giá triệu để hộ tống. Nghinh quan tài và phò giá triệu thường là bổn phận của con trai trưởng (hoặc con trai) và của cháu đích tôn (hoặc cháu nội trai). Vậy "đứng bên kinh" và "rinh quan tài" chỉ là do tam sao thất bản mà ra. Theo chúng tôi, bài này vốn chỉ có hai câu đầu và đây là lời của người vợ không sanh nở nói với chồng [...]
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Nuộc
- Vòng dây buộc.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Đây là đồng hồ nước ngày xưa, đo thời gian bằng cách cho nước vào nhỏ từng giọt. Ðồng hồ là một cái hồ bằng đồng, trong đựng nước. Dưới có lỗ nhỏ để nước nhỏ từng giọt ra ngoài. Mỗi khắc đồng hồ qua thì nước trong hồ vơi đi một ít. Cũng dựa trên cách làm này, người ta sáng chế thêm là làm một quả tròn và bộng bằng đồng có xoi một lỗ nhỏ. Quả này được thả nổi trong một chậu nước. Nước chui vào quả tròn bộng này, và khi quả tròn đầy nước thì sẽ chìm xuống chậu. Khi nhìn thấy hoặc nghe tiếng kêu thì người ta vội vớt trút nước ra, rồi đặt lại trên mặt nước như cũ. Cứ mỗi lần như vậy là một giờ. Đồng hồ nước hay còn gọi là "thủy lậu" hoặc "khắc lậu".
Ðêm thu khắc lậu canh tàn
Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương
Lối mòn cỏ lợt màu sương
Hồn quê đi một bước đường một đau
(Truyện Kiều)
-
- Chợ Gò Vấp
- Chợ thuộc địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Chưa rõ năm thành lập chợ.
-
- Đột
- Cách khâu găm đứng mũi kim để may từng mũi thật khít cho chắc chắn.
-
- Cẳng
- Chân (khẩu ngữ).
-
- Trì
- Lôi, kéo, níu giữ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Thung thăng
- Tung tăng.
-
- Đãi đằng
- Tâm sự, giãi bày (từ cổ).
-
- Đồng hồ
- Nghĩa gốc là cái bình bằng đồng. Người xưa đo thời gian bằng cách chứa nước trong cái bình bằng đồng, dưới có lỗ cho nước đều đặn nhỏ xuống. Vì vậy trong thơ văn cổ hay dùng cụm từ "giọt đồng hồ" hoặc "giọt đồng" để chỉ thời gian.
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.
-
- Để chế
- Để tang. Theo phong tục, khi một người qua đời thì những người thân phải để tang để tưởng nhớ, tùy theo quan hệ xa gần mà thời hạn để tang khác nhau.
-
- Rành rạnh
- Rõ ràng một cách chắc chắn, không thể nào sai được.
Cổ kì oai ấy còn rành rạnh
Cung điểu ca đâu khéo tỏ tường
(Vịnh Hàn Tín - Lê Thánh Tông)
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Chữ triện
- Một kiểu chữ cổ của thư pháp Trung Quốc. Mâm chữ triện là mâm cổ, mâm quý.
-
- Thài lài
- Cây thân cỏ, thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm, lá hình trái xoan nhọn, hoa màu xanh lam hay tím. Được dùng làm thuốc chữa viêm họng, viêm thận, phù thũng, phong thấp, viêm khớp, rắn cắn...
-
- Thuyền rồng
- Loại thuyền có trang trí, chạm khắc hình rồng, ngày xưa là thuyền dành cho vua chúa. Dân tộc ta cũng có truyền thống đua thuyền rồng trong các dịp lễ hội.
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.