Trước sơn thủy hai bên giáo đóng
Giữa lưng trời mấy ngọn đèn chong
Gia tài của cải cũng đều không
Mấy chú chệch ngồi trông chi đấy?
Tìm kiếm "trời mưa bong bóng"
-
-
Lúc nắng thì lại đi chơi
Lúc nắng thì lại đi chơi
Đến khi tối trời đổ lúa vô rang -
Sông không đến
-
Ngày thì đem thóc ra phơi
Ngày thì đem thóc ra phơi
Tối lặn mặt trời đổ thóc vào xay. -
Dưới mặt nước chói lòa yếm đỏ
Dưới mặt nước chói lòa yếm đỏ
Trên bầu trời rạng tỏ mây xanh
Từ ngày chia rẽ em anh
Nước trời còn đó ai đành phụ nhau. -
Cha già con mọn chơi vơi
Cha già con mọn chơi vơi
Gần đất xa trời con chịu mồ côi
Mồ côi tội lắm ai ơi
Mẹ ruột, cha ghẻ chịu lời đắng cay -
Suốt ngày nằm ở một nơi
-
Của Bụt ăn một đền mười
Dị bản
Của Bụt mất một đền mười
Của Đức Chúa Trời mất mười đền một
-
Nói thì tỏ vẻ hung hăng
Nói thì tỏ vẻ hung hăng
Đến bữa tối trời không dám ra sân -
Cuộc đời gẫm lại nực cười
-
Dậm chân em kêu tức
Dậm chân em kêu tức
Vỗ ngực em kêu trời
Gan em khô, ruột em héo cũng bởi lời anh than -
Rồng nằm kẹt đá
-
Cả ngày ham nhởi ham chơi
-
Ở hiền thì lại gặp lành
Ở hiền thì lại gặp lành
Những người nhân đức trời dành phúc choDị bản
Ở hiền thì lại gặp lành
Hễ ai ở ác tội dành vào thânỞ hiền thì lại gặp lành
Ở ác gặp dữ tan tành ra troỞ hiền rồi lại gặp lành
Áo rách tan tành, trời vá lại cho
-
Tiếc công anh đào ao thả cá
Tiếc công anh đào ao thả cá
Năm bảy tháng trời người lạ tới câu.Dị bản
Uổng công anh đào ao thả cá
Năm bảy tháng trường người lạ tới câu.
-
Lá vàng còn ở trên cây
-
Con ếch ngồi ở trong hang
-
Bố vợ là vớ cọc chèo
-
Cây cao bóng mát không ngồi
Cây cao bóng mát không ngồi
Anh ra giữa nắng trách trời không râm -
Đã thành gia thất thì thôi
Chú thích
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Gẫm
- Ngẫm, suy nghĩ.
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Nhởi
- Chơi (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vớ cọc chèo
- Từ cổ, hiện nay chỉ còn dùng ở một số vùng như Tam Kỳ (Quảng Nam). Theo Trịnh Mạnh trong tác phẩm Tiếng Việt lý thú, tập 1: "Vớ là một vật kết bằng thừng, giống hình số 8, một nửa lồng vào mái chèo còn nửa kia lồng vào khấc ở đầu cọc chèo."
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Gia thất
- Vợ chồng. Theo Thiều Chửu: Vợ gọi chồng là gia 家, cũng như chồng gọi vợ là thất 室. Vợ chồng lấy nhau vì thế gọi là “thành gia thất.”
-
- Đèo bòng
- Mang lấy vào mình cái làm cho vương vấn, bận bịu thêm (thường nói về tình cảm yêu đương).