Dù cho cạn nước Thu Bồn
Hải Vân hóa cát, biển Đông thành đèo
Dù cho cay đắng trăm điều
Cũng không lay được tình keo nghĩa dày
Tìm kiếm "chợ phiên"
-
-
Ăn cho đều kêu cho khắp
Ăn cho đều kêu cho khắp
Dị bản
Ăn cho đều, kêu cho sòng
-
Đừng cho gái dựa trai kề
Đừng cho gái dựa trai kề
Để cho bạn cũ trở về ngày xưa -
Tìm cho em bún có xương
-
Hát cho sấm động mưa ra
-
Nhất chờ, nhì đợi, tam mong
-
Trông cho quan cấm đường đi
-
Xin cho có trước, có sau
Xin cho có trước, có sau
Bõ công ăn ở với nhau từng ngày -
Xin cho thấy mặt nhau liền
Xin cho thấy mặt nhau liền
Thấy thì khỏe mạnh, thuốc tiên không bằng -
Thà cho vàng, không ai dẫn đàng đi buôn
-
Cầu cho chóng tỏ mặt trời
Cầu cho chóng tỏ mặt trời
Để ta thấy được con người bên sông -
Báo cho lũ giặc gần xa
Báo cho lũ giặc gần xa
Đất ta ta ở, ruộng ta ta cày -
Dù cho nợ kéo nợ đòi
Dù cho nợ kéo nợ đòi
Phong lưu vẫn giữ cái nòi phong lưu -
Ngán cho cái kiếp con người
Ngán cho cái kiếp con người
Tài tình cho lắm để trời bắt ghen -
Phá cho bứt lộ thành mương
-
Dầu cho năm lọc bảy lừa
Dầu cho năm lọc bảy lừa
Giàu sang tại số, nên hư tại mình -
Dù cho tuổi bảy mươi tròn
-
Kêu cho thấu, tấu cho thông
Kêu cho thấu, tấu cho thông
-
Mần cho lắm ăn mắm với cà
-
Kê chớ lông già, cà chớ lông non
Chú thích
-
- Sông Thu Bồn
- Tên con sông bắt nguồn từ núi Ngọc Linh tỉnh Kon Tum (phần thượng lưu này được gọi là Đak Di), chảy lên phía Bắc qua các huyện trung du của tỉnh Quảng Nam (đoạn chảy qua các huyện Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh - bắt đầu qua địa phận Nông Sơn, Duy Xuyên mới được gọi là Thu Bồn), đổ ra biển tại cửa Đại, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn. Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia tạo thành hệ thống sông lớn gọi là hệ thống sông Thu Bồn, có vai trò quan trọng đối với đời sống và văn hóa người Quảng.
-
- Hải Vân
- Một con đèo nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng (trước đây là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng) ở phía Nam. Đèo còn có tên là đèo Ải Vân hoặc đèo Mây, vì trên đỉnh đèo thường có mây bao phủ. Đèo Hải Vân một bên là biển, một bên là dốc núi dựng đứng, có tiếng hiểm trở, nhưng đồng thời cũng là một danh thắng từ trước đến nay.
-
- Tơ hồng
- Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lộ
- Đường cái, đường đi lại (từ Hán Việt).
-
- Mương
- Đường nước do con người đào để dẫn nước.
-
- Từ mẫu
- Mẹ hiền (từ Hán Việt).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Kê
- Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
-
- Lông
- Trồng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).