Thương cha thương mẹ có khi
Thương em lúc đứng lúc đi lúc ngồi
Thương cha thương mẹ có hồi
Thương em lúc đứng lúc ngồi cũng thương
Tìm kiếm "LÚA NHE"
-
-
Thương em nỏ biết mần răng
-
Nhớ ai như nhớ thuốc lào
-
Lá này gọi lá xoan đào
-
Trèo lên Đèo Cả
Trèo lên Đèo Cả
Ngó xuống Vạn Giã, Tu Bông
Biết rằng phụ mẫu đành không
Anh chờ em đợi uổng công hai đàngDị bản
Bước chân lên Đèo Cả
Trông sang Vạn Giã, ngó xuống Tu Bông
Biết rằng cha mẹ đành không
Anh chờ, em đợi uổng công hai đàng
-
Năm bảy tháng trước, còn che còn đậy
-
Nàng đành, phụ mẫu không đành
-
Anh về hái đậu trẩy cà
-
Tháng giêng khô hạn, bàu cạn sen tàn
Dị bản
Tháng ba trời hạn sen tàn
Đêm nằm trải lá gan vàng đợi anh
-
Đôi ta như ngãi Phan Trần
-
Mình nói dối ta mình chửa có chồng
-
Em thấy anh, em cũng muốn chào
Em thấy anh, em cũng muốn chào
Sợ anh chồng cũ đứng bờ rào, hắn trông
– Hắn trông thì mặc hắn trông
Ðã quyết một lòng ta quyết lấy nhau -
Ai nắm tay đến tối
Ai nắm tay đến tối, ai gối tay đến sáng
-
Anh đi em có dặn rằng
Anh đi em có dặn rằng
Đâu hơn anh lấy đâu bằng chờ em. -
Anh ơi, đừng vạch vách, bẻ rào
– Anh ơi, đừng vạch vách, bẻ rào
Vườn quê mới lập, quả đào còn non
– Anh muốn vô bẻ trái đào non
Chờ cho đúng lúc, biết còn hay khôngDị bản
Anh đừng vạch lá phá rào
Vườn em mới lập, lựu đào còn non
-
Bởi thương nên ốm nên gầy
-
Ai làm pháo nổ ngòi văng
-
Bao giờ cho gạo bén sàng
-
Muốn cho gần mẹ gần cha
-
Trên trời băm sáu vì sao
Trên trời băm sáu vì sao
Vì thấp là vợ, vì cao là chồng
Cô kia gái lớn tồng ngồng
Hỏi thăm cô đã có chồng hay chưa?
Chú thích
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Ống điếu
- Vật dụng hình ống nói chung dùng để nhét thuốc lá hoặc thuốc phiện vào để đốt rồi hút.
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Đèo Cả
- Một cái đèo thuộc dãy núi Đại Lãnh, ngăn giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Đèo có nhiều vòng cua nguy hiểm, một bên là tảng đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Trước kia, khu vực này là một nơi sản xuất trầm hương và kỳ nam nổi tiếng. Nay vẫn còn nhiều cây quý mọc tại đây như cẩm, thị, sao, chò, dầu, kiền kiền, và đát.
Đèo Cả cùng với Vũng Rô tạo thành một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng cả nước.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vạn Giã
- Một địa danh nay là thị trấn của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Vạn Giã là vựa lúa lớn nhất tỉnh Khánh Hoà. Về du lịch, nơi đây có chùa Tổ đình Linh Sơn gần 300 tuổi, hằng năm có rất nhiều khách thập phương về dự lễ hội. Vịnh Vân Phong và bãi biển Đại Lãnh cũng thuộc khu vực này.
-
- Tu Bông
- Một địa danh thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Tại đây có núi Hoa Sơn, còn gọi là Tô Sơn, sau đọc trại ra thành Tu Hoa, rồi Tu Bông. Tại đây nổi tiếng nhiều gió nên còn có tên là Tụ Phong Xứ (nơi tụ gió). Vùng đất này ngày xưa cũng nổi tiếng có nhiều trầm hương.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bợ
- Nâng, bê, hoặc ôm cái gì đó lớn và nặng.
-
- Trực nhìn
- Chợt nhìn thấy.
-
- Khai hoa nở nhụy
- Cách nói dùng trong văn chương, chỉ việc sinh nở của người phụ nữ.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Gan vàng dạ sắt
- Cụm từ thường được dùng để chỉ tấm lòng chung thủy, chân thành.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phan Trần
- Một truyện Nôm khuyết danh, chưa rõ sáng tác trong thời gian nào. Truyện gồm 954 câu lục bát, kể về tình yêu hai nhân vật Phan Sinh và Kiều Liên. Theo nhà phê bình Hoài Thanh: "Lời văn kể chuyện thỉnh thoảng có cái vị tươi mát và hồn nhiên của tiếng nói quần chúng, nhiều khi vui đùa dí dỏm và luôn luôn êm đẹp nhẹ nhàng, nói chung rất điêu luyện mà không bao giờ cứng nhắc, khô khan. Nhiều câu rất giống Truyện Kiều. Lời văn cũng góp nhiều vào cái vị ngọt ngào của câu chuyện."
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Sêu
- (Nhà trai) đưa lễ vật đến biếu nhà gái trong những dịp lễ tết.
-
- Đào tơ
- Do tiếng Hán Đào yêu, tên một bài thơ trong Kinh Thi, trong có đoạn:
Đào chi yêu yêu,
Hữu phần kỳ thực.
Chi tử vu quy,
Nghi kỳ gia thất.Tạ Quang Phát dịch:
Đào tơ mơn mởn tươi xinh,
Trái đà đơm đặc đầy cành khắp cây.
Theo chồng, nàng quả hôm nay.
Ấm êm hòa thuận nồng say gia đình.Văn học cổ thường dùng những chữ như đào non, đào tơ, đào thơ, đào yêu... để chỉ người con gái đến tuổi lấy chồng.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Ba trăng
- Người xưa gọi mỗi tháng là một con trăng. Ba trăng tức là ba tháng.
-
- Pháo
- Một loại đồ chơi dân gian, gồm thuốc nổ (thuốc pháo) bỏ trong vỏ giấy dày hay tre quấn chặt để khi đốt nổ thành tiếng to trong các lễ hội như ngày Tết, đám cưới... Người xưa tin rằng tiếng nổ của pháo có thể xua ma quỷ. Ở một số vùng quê ngày trước cũng tổ chức hội pháo, như hội pháo Bình Đà (Thanh Oai, Hà Tây), hội pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). Trước đây, ngày Tết gắn liền với:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanhNăm 1994, chính phủ Việt Nam ra chỉ thị cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra do pháo, tuy nhiên nhắc đến Tết người dân vẫn nhớ đến tràng pháo. Những năm gần đây trên thị trường còn xuất hiện loại pháo điện tử, phát ra tiếng kêu như pháo nổ.
-
- Phỉnh phờ
- Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.