Mẹ lớn còn bồng trên tay
Con còn nhỏ dại đã bay tít mù
Tìm kiếm "Đại Từ"
-
-
Không thiêng cũng thể bụt nhà
Dị bản
Không thiêng cũng thể bụt nhà
Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em.
-
Cô kia má phấn môi son
Cô kia má phấn môi son
Nắng dầu mưa dãi càng giòn càng ưa
Cô kia mặt trẽn mày trơ
Vàng đeo, bạc quấn cũng dơ dáng người -
Người khôn nói tiếng nửa chừng
-
Ở nhà hết gạo treo niêu
Ở nhà hết gạo treo niêu
Ra đường thắt dải lụa điều bảnh bao -
Cờ bạc canh đỏ canh đen
Cờ bạc canh đỏ canh đen
Nào ai có dại đem tiền vứt đi. -
Ai làm cho dượng mang cùm
-
Sung sướng những đứa bế em
Sung sướng những đứa bế em
Miếng cứt miếng đái, chẳng thèm chi đâu
Khổ sở những đứa chăn trâu
Ngồi trên đống thịt, bảo nhau mà thèm. -
Làm trai cho đáng nên trai
Làm trai cho đáng nên trai
Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con -
Ta lên Hà Nội tìm mình
-
Ô kìa con cái nhà ai
Ô kìa con cái nhà ai
Cái váy thì dài, áo ngắn ngang hông!
Thấy ai giương mắt ra trông
Nghề nghiệp chẳng có, chổng mông kêu trời! -
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
-
Một bàn tay năm ngón
Một bàn tay năm ngón
Có ngón ngắn ngón dài
Người ta kẻ kém người tài
Anh xem cho kĩ, gái này kém ai? -
Đưa em cho tới bến đò
-
Làm trai cho đáng nên trai
Làm trai cho đáng nên trai
Vót đũa cho dài, ăn vụng cơm con -
Chồng thương chẳng sợ chi ai
-
Không ngon cũng bánh lá gai
-
Hỡi cô mặc áo vá vai
-
Ai đồn quanh quẩn loanh quanh
-
Hai tay bụm cát đắp mồ
Chú thích
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Nói nửa chừng
- Nói nửa vời, nói nước đôi.
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Giời
- Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Phỉnh
- Lừa gạt (phương ngữ Nam Trung Bộ).
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Bánh ít lá gai
- Gọi tắt là bánh gai, một loại bánh ít đặc sản của miền Trung. Bánh làm từ lá gai quết nhuyễn với bột dẻo, tạo cho lớp áo ngoài của bánh có màu xanh đen đặc trưng. Nhưn (nhân) bánh thường là đậu xanh, dừa, đường, thêm chút quế và vani để tạo mùi thơm; đôi khi người ta cũng làm nhân bánh từ tôm xào với thịt, tạo ra món bánh ít mặn.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Trò.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Giựt mình
- Giật mình (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bát Bồng.