Trên đầu em đội khăn vuông
Trông xuống dưới ngực, cau buồng còn non
Cổ tay em vừa trắng vừa tròn
Mặt mũi vuông vắn, chồng con thế nào?
Tìm kiếm "dâu"
-
-
Trên đầu có một cái sao
Trên đầu có một cái sao
Sao ơi, sao hỡi, sao cao mấy tầng
Sao mấy tầng sao soi khắp cả
Sao biết người thiên hạ kém nhau
Có kém nhau chăng kém tiền kém của
Có kém nhau nữa kém lụa mà thôi
Con người không kém anh ơi. -
Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngàyDị bản
Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày
-
Gió đâu bằng gió Tu Bông
-
Làm dâu trăm họ
Làm dâu trăm họ
-
Ví dầu nước chảy đá mòn
Ví dầu nước chảy đá mòn
Xa nhau nghìn dặm lòng còn nhớ thương. -
Tu đâu không thấy tu chùa
-
Yến đâu văng vẳng trên cao
-
Đi đâu cũng nhớ Khánh Hoà
-
Đi đâu mà bỏ mẹ già
Đi đâu mà bỏ mẹ già
Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai dâng? -
Đi đâu mà vội mà vàng
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà bỏ túi bạc mà mang túi chì -
Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già
Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già
-
Ví dầu con phụng bay qua
-
Đi đâu mà áo chẳng cài
Đi đâu mà áo chẳng cài
Hay là anh cởi áo ngoài để đây
Áo anh em vắt lên cây
Trưa về để nóc quang mây gánh về
Đêm đêm cầm áo mân mê
Ai ơi có nhớ lời thề trăm năm -
Phải đâu chàng nói mà xiêu
-
Gái đâu có gái lạ lùng
-
Đi đâu mà chẳng thấy về
Đi đâu mà chẳng thấy về
Hay là quần tía dựa kề áo nâu -
Ví dầu cá bống hai mang
Ví dầu cá bống hai mang
Cá trê hai ngạnh, tôm càng sáu râu
Anh về bên ấy đã lâu
Để em vò võ canh thâu một mìnhDị bản
-
Đi đâu lả cả là cà
-
Khi đầu em nói em thương
Khi đầu em nói em thương
Bây giờ gánh nặng giữa đường đứt dây
Tưởng là rồng ấp lấy mây
Ai ngờ rồng ấp lấy cây bạch đànDị bản
Khi đầu em nói em thương
Bây giờ gánh nặng giữa đường đứt dây
Tưởng là rồng ấp được mây
Ai ngờ rồng ấp phải cây chổi cùn!
Chú thích
-
- Khăn vuông mỏ quạ
- Khăn hình vuông, được chít khéo léo thành hình nhọn như chiếc mỏ quạ trước trán. Áo tứ thân, yếm, khăn mỏ quạ, nón quai thao là những trang phục truyền thống của phụ nữ Kinh Bắc xưa.
-
- Tu Bông
- Một địa danh thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Tại đây có núi Hoa Sơn, còn gọi là Tô Sơn, sau đọc trại ra thành Tu Hoa, rồi Tu Bông. Tại đây nổi tiếng nhiều gió nên còn có tên là Tụ Phong Xứ (nơi tụ gió). Vùng đất này ngày xưa cũng nổi tiếng có nhiều trầm hương.
-
- Tu hú
- Một loài chim có kích cỡ khá lớn, ăn quả và côn trùng, có tiếng kêu to dễ phân biệt. Chúng là chim đẻ nhờ, đẻ trứng của mình vào tổ của các loài chim khác, đặc biệt vào tổ của các loài chim dạng sẻ.
-
- Cù Lao
- Một cụm núi thấp gồm 5 hòn lớn nhỏ liền nhau, nằm bên bờ sông Cái Nha Trang, trên núi có tháp Bà Po Nagar.
-
- Khánh Hòa
- Một tỉnh duyên hải thuộc Nam Trung Bộ. Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh... cùng khu du lịch quốc tế bắc bán đảo Cam Ranh. Với khí hậu ôn hòa và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác, Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.
-
- Nha Trang
- Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa, hiện là một thành phố biển nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà trên cả thế giới về du lịch biển, đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau," tiếng người Chăm gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, vì chỗ con sông này đổ ra biển mọc rất nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Cá bống
- Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Sọt
- Đồ đựng đan bằng tre hoặc nứa, có mắt thưa.
-
- Chao
- Dùng rổ sâu, giậm, cái chao mà múc, xúc hay hớt lấy vật gì.
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Tôm càng
- Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Miệt vườn
- Tên gọi chung cho khu vực nằm trên những dải đất giồng phù sa dọc theo hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang tại đồng bằng sông Cửu Long. "Miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, miệt vườn bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Gò Công, Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, một phần của tỉnh Cần Thơ và một phần của tỉnh Đồng Tháp. Ngành nông nghiệp chính trên những vùng đất này là lập vườn trồng cây ăn trái. Đất đai miệt vườn là phù sa pha cát màu mỡ, sạch phèn, lại không bị ảnh hưởng của lũ lụt và nước mặn. Do vậy, miệt vuờn được coi là khu vực đất lành chim đậu, có nhiều tỉnh lị phồn thịnh, sầm uất. Nhiều loại trái cây ngon của miệt vuờn đã trở nên nổi tiếng, gắn liền với địa danh như xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt Lai Vung (Đồng Tháp), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), ...
-
- Tầm phơ tầm phất
- Từ chỉ những sự vật hoặc sự việc không có nghĩa lí gì.
-
- Rồng mây
- Còn nói hội rồng mây, hội long vân, chỉ việc gặp thời cơ tốt, công danh hiển đạt, nguyên từ một câu trong Kinh Dịch "Vân tùng long, phong tùng hổ" (mây theo rồng, gió theo hổ), ý nói những vật cùng khí loại thường cảm ứng mà tìm đến nhau. Trong ca dao Nam Bộ, rồng mây lại biểu trưng cho sự hòa hợp gắn bó giữa đôi lứa trong tình yêu.