Bước chân xuống ruộng dưa gang
Lòng tưởng nhớ chàng gieo hạt hôm xưa
Đôi tay em nắm trái dưa
Nhớ khi tát nước giữa trưa chung gàu
Tìm kiếm "Long Biên"
-
-
Cây vàng lá rụng xung quanh
Cây vàng lá rụng xung quanh
Lòng buồn chẳng biết ngọn cành vì đâu -
Đã mong kết nghĩa tương giao
-
Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
-
Dù cho cho đến bao giờ
-
Nếp ngâm mà đỗ chưa chà
Nếp ngâm mà đỗ chưa chà
Lòng em thì thuận mẹ cha chưa ừ -
Ra về cầm quạt che trăng
-
Ở sao phải biết trước sau
Ở sao phải biết trước sau
Lòng cay nghiệt lắm lấy đâu đẹp đời -
Tiếc thay một đóa hoa đào
Tiếc thay một đóa hoa đào
Lòng kia luống những dồi dào cùng hoa
Vì hoa nên mới tìm hoa
Vì tình nên phải vào ra mấy tình -
Thương em răng nỏ muốn thương
-
Bởi vì cha mẹ không thương
-
Nào khi nắng sớm mưa chiều
-
Cha già tuổi đã đủ trăm
-
Thấy em anh cũng muốn chào
-
Em ơi ta nguyện nhau cùng
-
Mía ngọt tận đọt
-
Lưỡi câu anh uốn đã vừa
-
Ai vong thiếp cũng không vong
-
Hai tay cầm nắm lạt bẻ cò
Hai tay cầm nắm lạt bẻ cò
Lòng anh thương da diết, sao em giả đò làm lơ
Thương em phát dại phát khờ
Đang ăn đũa rớt bao giờ không hay
Cầm kéo quên cắt quên may
Cầm ve quên rượu, cầm khay quên trầu
Cầm đèn quên bấc quên dầu
Cầm trang sách đọc quên đầu quên đuôi
Cầm cân quên giá quên lui
Cầm tiền mà xỉa không biết mấy mươi một tiền
Thương em nhất dại nhì điên -
Lỗ miệng thì nói Nam mô
Chú thích
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Tương giao
- Giao thiệp, kết thân với nhau (từ cổ).
-
- Sơn Trà
- Tên một bán đảo nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là tên một ngọn núi thuộc khu vực này.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Răng nỏ
- Sao không (phương ngữ miền Trung).
-
- Tuồng
- Từ dùng với ý coi thường để chỉ hạng người cùng có một đặc điểm chung nào đó.
-
- Vũ phu
- Người chồng có hành động thô bạo, thường là hay đánh đập vợ mình; nghĩa rộng là người đàn ông có thái độ, hành động thô bạo đối với phụ nữ.
-
- Giọt châu
- Giọt lệ, giọt nước mắt.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Kén lừa
- Kén chọn.
-
- Vong
- Chết, mất (từ Hán Việt).
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Bẻ cò
- Bẻ gập lại thành từng khúc để đếm (mỗi khúc là một lần).
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Bấc
- Sợi vải tết lại, dùng để thắp đèn dầu hoặc nến. Ở một số vùng quê, bấc còn được tết từ sợi bông gòn. Hành động đẩy bấc cao lên để đèn cháy sáng hơn gọi là khêu bấc.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.