Chàng đi thiếp mới trồng hoa
Chàng về thiếp đã hái ba bảy giành
Một giành là bảy trăm hoa
Thiếp đem đi bán ba hoa bảy đồng
Chàng mà tính được cho thông
Thì thiếp mở của loan phòng chàng vô
Tìm kiếm "hai thuyền"
-
-
Tấm giấy vàng đề hàng chữ thọ
Tấm giấy vàng đề hàng chữ thọ
Rước em về hai họ chứng minh. -
Đã sinh ra kiếp ở đời
Đã sinh ra kiếp ở đời
Trai thời trung hiếu hai vai cho tròn
Gái thời trinh tĩnh lòng son
Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai
Trai lành gái tốt ra người
Khuyên con trong bấy nhiêu lời cho chuyên -
Con cua kình càng bò ngang cây mít
Con cua kình càng bò ngang cây mít
Thấy chị hai mầy lớn đít tao thương -
Khôn thời ăn trước nằm trên
-
Chiều chiều lấy cái xà neng
-
Đi ngang qua cảnh núi Sam
-
Tôi đi chở đá xây đình
-
Mình chuông vuông vắn
-
Con cuốc lẻ đôi còn ngồi than khóc
-
Dẫu tin thì cũng đề phòng
Dẫu tin thì cũng đề phòng
Gà kia một trứng hai lòng biết đâu -
Muốn về Trà Quế trồng rau
Dị bản
Muốn về Trà Quế ăn rau,
Sợ em tưới nước đôi gàu chai vai
-
Nực cười ông huyện Hà Đông
-
Ai về Tân Phước Rạch Già
-
Ăn trầu thì mở trầu ra
-
Hổ phụ sinh hổ tử
-
Một nhà sinh đặng ba vua
-
Chẳng thà đi Đồng Nai
-
Bốn cột tứ trụ
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Con chị mang chín tháng không rầu
Con chị mang chín tháng không rầu
Con tui mang hai hòn dái nặng đầu quanh năm
Chú thích
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Hình nộm nang
- Đồ mã đan bằng tre uốn thành hình người, hay dùng trong các dịp ma chay.
Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi
Cái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổi
Chén rượu đánh lừa cơn mỏi, cơn đau
Con nộm nang tre đánh lừa cái chết
Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu
Đánh lừa thuồng luồng xăm mình xăm mặt
Đánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng Quỳnh
Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh
Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích
(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Xà neng
- Dụng cụ đang bằng tre, có hình dáng tương tự cái xuổng (thuổng). Xà neng có thể dùng để bắt cá hoặc xúc lúa. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sneng.
-
- Núi Sam
- Tên chữ là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn, một ngọn núi nằm trong vùng Bảy Núi, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay là phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Trên và quanh núi Sam có nhiều chùa miếu, trong đó nổi tiếng nhất là miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang)...
-
- Thoại Ngọc Hầu
- (1761-1829) Tên thật là Nguyễn Văn Thoại hay Nguyễn Văn Thụy, một danh tướng nhà Nguyễn. Ông là người có công rất lớn trong việc khai khẩn vùng Châu Đốc-An Giang hiện nay, với các công trình đào kênh Vĩnh Tế, làm đường Núi Sam-Châu Đốc, lập nhiều làng xã... Sau khi mất, ông được an táng trong lăng dưới chân núi Sam, người dân cũng gọi là lăng Ông Lớn.
-
- Thượng thư
- Chức quan đứng đầu một Bộ thời phong kiến.
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Lụy
- Chịu khốn khổ lây vì việc của người khác.
-
- Thiên Thai
- Một dãy núi gồm chín ngọn núi liền nhau (ngọn cao nhất cao 150 mét) tạo thành hình rồng lượn, nằm bên bờ sông Đuống, về phía tây bắc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Trên núi có nhiều đền chùa, từ xưa đã là một thắng cảnh.
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai?
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trà Quế
- Tên một ngôi làng nằm cách phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau, nên còn gọi là làng rau Trà Quế.
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Hà Đông
- Vùng đất nay là thành phố Tam Kỳ, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Huyện Hà Đông thuộc phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên – Quảng Nam, được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, đời vua Thành Thái, huyện được nâng lên thành phủ Hà Đông, và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ.
-
- Xưa ở huyện Hà Đông có một đôi vợ chồng “kẻ tám lạng, người nửa cân.” Một hôm nhà có giỗ, vợ nấu nồi chè để cúng. Vì thiếu mâm, vợ cứ múc được 2 chén lại mang lên cho chồng sắp lên bàn thờ, cả thảy 7 lần vị chi là 14 chén. Chồng sắp vào bàn thờ nhưng chỉ sắp được 13 chén, còn thừa 1 chén bèn lén vợ ăn hết. Khi cúng xong mang xuống, thấy thiếu 1 chén, vợ bèn hạch chồng. Chồng chối quanh, vợ cả quyết chồng đã ăn vụng. Cãi nhau đến chỗ ẩu đả. Vợ tức mình bèn đâm đơn kiện lên quan huyện. Chồng sợ mất mặt, bèn tìm cách đút lót cho quan huyện. Đến khi xử kiện, quan nhanh trí chỉ lên mái nhà huyện đường mà bảo: “Vợ chồng bay thử đếm mỗi mái nhà có bao nhiêu đòn tay? Có phải mỗi mái có 7 đòn tay không nào? Thế chúng mày đếm từ mái này sang mái kia thử được bao nhiêu? Có phải là 13 không nào.Vậy hai bảy không nhất thiết phải là 14, mà có thể là 13.” Người vợ muốn cãi nhưng quan huyện mắng át: “Thôi vợ chồng đem nhau về, phải sống hòa thuận với nhau, đừng kiện tụng lôi thôi nữa.” Do đó mới có câu ca dao này.
-
- Tân Phước
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
-
- Rạch Già
- Tên một xóm thuộc Tân Phước, Tiền Giang. Đây là một trong những địa bàn chiến đấu của nghĩa quân Trương Định, và hiện vẫn còn miếu thờ ông.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Hổ phụ sinh hổ tử
- Cha cọp thì lại sinh con cọp.
-
- Hổ tử bất tương nhi
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hổ tử bất tương nhi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bài này nói về dòng họ của Thoại Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y. "Ba vua" gồm có: Dục Đức (con trai của Thoại Thái Vương, bị phế truất và bỏ đói cho đến chết), Thành Thái (con trai của vua Dục Đức, chủ trương chống Pháp nên bị đày ra đảo Réunion), và Duy Tân (con trai vua Thành Thái, cùng bị đày với cha).
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Phá Cầu Hai
- Tên một cái phá trong hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, thuộc địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Trước đây phá Cầu Hai là một nơi hiểm trở, tàu bè qua lại rất khó khăn.