Lạy ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày
Lạy ông nắng lên
Dị bản
Nắng lên cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận cho tôi đi cày
Lạy ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày
Nắng lên cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận cho tôi đi cày
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Đố ai biết lúa mấy cây
Biết sông mấy khúc biết mây mấy tầng
Chim xa bầy thương cây nhớ cội
Người xa người, tội lắm người ơi!
Thà rằng chẳng biết thì thôi,
Biết ra mỗi đứa một nơi sao đành?
Chim lạc bầy còn thương cây nhớ cội
Người xa người, tội lắm người ơi
Chẳng thà không biết thì thôi
Biết rồi mỗi đứa mỗi nơi thêm buồn
Sáng neo ghe dựa cây bần
Em thương nói vậy chớ biết mình gần hay không?
Đồn rằng cấy lũ thì vui
Ta rủ được người ta bán lợn đi
Quan năm, quan tám ngại chi
Dù đắt dù rẻ quản chi đồng tiền
Nồi đồng đem gửi láng giềng
Nồi đất để đó, chẳng phiền chẳng sao
Cổng thì rấp chông, rấp rào
Đêm khuya thanh vắng ai vào chi đây
Còn một con khuyển nhà nầy
Nếu đem đi gửi nó hay trở về
Hay là làm thịt quách đi
Gói mo luộc kỹ đem đi ăn đường!
Trồng trúc xin chớ xén chồi
Thương anh thì chớ đứng ngồi với ai
Có xa thì nhích lại đây
Chàng đừng dan díu hoa mây, hoa bèo
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)