Ý ai thì mặc ý ai
Đôi ta vẫn cứ canh khoai đầy nồi
Ý ai thì mặc ý ai
Dị bản
Ý ai thì mặc ý ai
Ý tôi tôi muốn canh khoai đầy nồi
Ý ai thì mặc ý ai
Đôi ta vẫn cứ canh khoai đầy nồi
Ý ai thì mặc ý ai
Ý tôi tôi muốn canh khoai đầy nồi
Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa
Cực lòng em phải nói ra
Chờ trăng, trăng xế, chờ hoa, hoa tàn
Yêu anh hay chẳng yêu anh
Bát cơm em trót chan canh mất rồi
Nuốt vào đắng lắm anh ơi
Nhả ra thì sợ tội trời ai mang.
Lời nguyền có cụm núi xanh
Bao giờ cội rũ thì cành mới rơi
Mẹ già là mẹ già anh
Một ngày ba bận cơm canh rau bầu
Khấn nguyền cha mẹ sống lâu
Phơ phơ tóc bạc trên đầu tấm bông
Ước gì em hóa ra tranh
Anh hóa ra bút vẽ cành hoa mai
Trên lầu tiếng chuông đánh rộ
Dưới nhà trống đổ tàn canh
Em đây năm bảy người giành
Như cá ở chợ, dạ ai đành nấy mua
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.