Tiếc công anh làm rể vun rơm
Cha mẹ không gả, ăn bụng cơm rồi về
Tìm kiếm "mẹ ru"
-
-
Tiếc thay da trắng tóc dài
-
Phụ mẫu đánh em treo ở ngã tư
-
Nhà còn một cụm thung huyên
-
Ngồi rồi thêu cặp gối bông
Ngồi rồi thêu cặp gối bông
Má ba nằm gối có lòng nhớ em -
Thà tôi mặc vải bô, vải bố
-
Xa cha, gần giặc mặc dầu
Xa cha, gần giặc mặc dầu
Lòng son dạ sắt con nào dám quên -
Đèn treo trước gió, khi tỏ khi lu
-
Gá duyên cha mẹ rằng la
-
Đã mong kết nghĩa tương giao
-
Em về thăm kiểng viếng quê
-
Mồng một thì ở nhà cha
Mồng một thì ở nhà cha
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy -
Mai sau đói rách cơ hàn
-
Không ăn, cha dức mẹ ngầy
-
Giã chàng cho thiếp hồi hương
-
Dặn lòng sợ chẳng kết giao
-
Biết chăng hỡi bác mẹ thay
Biết chăng hỡi bác mẹ thay
Ngỡ rằng gả bán, hóa đày thân con -
Phụ mẫu sinh ra có cặp chân mày
Phụ mẫu sinh ra có cặp chân mày
Sao em thò dao vô cạo, không nhớ ngày phụ mẫu sanh -
Quạ bay mỏi cánh quạ sà
-
Quyết lòng lập miếu chạm rồng
Chú thích
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Thung huyên
- Cây thung và cỏ huyên, tượng trưng cho cha mẹ. Xem thêm Nhà thung và Huyên đường.
-
- Tuyền
- Toàn.
-
- Vải bô
- Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Rằng la
- Rầy la.
-
- Tương giao
- Giao thiệp, kết thân với nhau (từ cổ).
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Dức
- Mắng nhiếc. Còn nói dức bẩn (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ngầy
- Phiền nhiễu, bực mình.
-
- Hồi hương
- Về quê (từ Hán Việt).
-
- Bi ai
- Buồn bã, sầu thảm (từ Hán Việt).
-
- Khứng
- Chịu, vừa lòng, thuận lòng (từ cổ).
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…