Sống làm tướng, thác làm thần
Giết người bạc ngãi một lần mà thôi
Tìm kiếm "làm ma"
-
-
Vè phu làm đường lên Tam Đảo
Tôi có nhời thăm u cùng bá
Ở trên này khổ quá u ơi
Khi nào thong thả mát giời
Mời u quá bộ lên chơi vài ngày
Làm kíp chả được tiền ngay
Phải ăn gạo ngữ của thầy cai Sơn
Một đồng mười sáu bơ đơn
Đong đi đong lại chỉ còn mười lăm
Thầy cai cứ đứng chăm chăm
Hễ ai hút thuốc lại nhằm cắt công
Trời mưa có thấu hay không
Quanh năm chẳng có một đồng thừa ra
Lấy gì đồng bánh, đồng quà
Lấy gì mà gửi về nhà nuôi con
Mười năm làm ở đỉnh non
Ở nhà cha mẹ vợ con mất nhờ
Thân tôi khổ đến bao giờ? -
Thế gian còn mặt mũi nào
Thế gian còn mặt mũi nào
Đã nhổ lại liếm, làm sao cho đành! -
Chồng khôn vợ đặng đi giày
Dị bản
Chồng khôn vợ được đi hài
Vợ khôn chồng được có ngày cậy trôngChồng khôn vợ được đi hài
Vợ khôn chồng được nhiều bài cậy trôngChồng sang vợ được đi giày
Vợ sang chồng phải ăn mày có khi
-
Đất màu trồng đậu trồng ngô
-
Gái rẫy chồng mười lăm quan quý
-
Cầm cân mà đi mua vàng
-
Bắp chuối mà gói sầu đâu
-
Công anh làm rể chương đài
Công anh làm rể chương đài
Ăn hết mười một, mười hai vại cà
Giếng đâu thì dắt anh ra
Chẳng thì anh chết với cà đêm nay!Dị bản
Công anh làm rể có tài
Một mình ăn hết mười hai vại cà
Giếng đâu thì dắt anh ra
Kẻo mà anh chết theo cà nhà em
-
Vốn tôi có máu đau hàm
Vốn tôi có máu đau hàm
Cơm ăn thì đỡ, việc làm thì đauDị bản
Người sao có bệnh đau hàm
Lúc ăn thời khỏi, lúc làm thời đauVốn tôi có máu đau hàm,
Hễ ăn thì được, hễ làm thì đau
-
Trời sinh ra lính làm chi
-
Yêu nhau con mắt liếc qua
Yêu nhau con mắt liếc qua
Xin đừng đằm thắm người ta nghi tình
Yêu nhau ta sẽ làm thinh
Bao giờ vắng vẻ một mình sẽ hay -
Ngày ngày anh vẫn đi làm
-
Chú kia nhổ mạ bên cồn
-
Tre già làm cọc bờ rào
Tre già làm cọc bờ rào
Tre non làm lạt buộc vào cọc tre
Tre già thấy sự khó nghe
Mắng rằng: Mày định trói què tao ư?
Con nhà vô phúc thế ru!
Đẻ ra cho lắm, con hư cũng sầu.
Tre non nghe nói cúi đầu
Sụt sùi kể lại mấy câu sau này:
Thưa cha sự trói cha đây
Thực tình chẳng phải tự tay con nào
Chẳng qua người cậy có dao
Chẻ con làm lạt buộc vào cổ cha
Người làm ta lại buộc ta
Để ta gìn giữ cửa nhà họ yên. -
Chuyện người thì mặc người âu
-
Hồi nào làm bạn với qua
-
Nghề làm mỏ là nghề cực khổ
Nghề làm mỏ là nghề cực khổ
Dấn thân vào những chỗ hang sâu
Quanh năm cơm nắm nước bầu
Trời xanh mây biếc trên đầu biết chi
Dưới lò giếng lần đi từng bước
Đào khoét ra mới được đồng công
Suốt ngày cặm cụi lao lung
Than già, đá rắn cũng không quản gì
Tay cầm cuốc, mặt thì cúi gập
Lưng gò vào như gấp làm đôi
Loanh quanh xoay xở hết hơi
Tấm thân như hãm vào nơi ngục tù
Mãi đến lúc sương mù ngả bóng
Mới là giờ vội vã trèo lên
Trong ra non nước hai bên
Biết mình còn sống ở trên cõi trần. -
Giếng Yên Thái vừa trong vừa mát
-
Bòn tro đãi trấu làm giàu
Chú thích
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- U
- Tiếng gọi mẹ ở một số vùng quê Bắc Bộ.
-
- Bá
- Chị của mẹ.
-
- Kíp
- Gấp, vội. Từ này có nguồn gốc từ chữ Hán Việt cấp.
-
- Gạo ngữ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Gạo ngữ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Cai
- Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
-
- Ống bơ
- Vỏ lon đồ hộp. Trước dân ta hay dùng vỏ lon sữa đặc để đong gạo.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Đất lầy
- Đất bùn nhão, thường xuyên ngập nước.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rẫy
- Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Chương đài
- Chương Đài nguyên là tên một tòa cung điện do nhà Tần dựng lên ở huyện Tràng An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Sau này chương đài dùng làm tên chung, chỉ nơi lầu (đài) cao, sang trọng.
-
- Vại
- Đồ đựng bằng sành, gốm, hình trụ, lòng sâu, để đựng nước hoặc mắm.
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đâm
- Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
-
- Bù loong
- Cũng gọi là bu lông (từ tiếng Pháp boulon), một sản phẩm cơ khí dạng hình thanh trụ tròn, tiện ren, dùng để lắp ráp, ghép nối, liên kết các chi tiết rời rạc thành một hệ thống hoàn chỉnh.
-
- Cẩm Phả
- Một địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tại đây từ xưa đã nổi tiếng với ngành khai thác than đá. Cẩm Phả cũng có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Ru
- Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
-
- Âu
- Lo âu. Đọc chạnh từ ưu.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Lò giếng
- Loại lò đục sâu xuống (thẳng đứng hoặc nghiêng) trong các mỏ than.
-
- Yên Thái
- Tên một làng nằm ở phía tây bắc thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội. Tên nôm của làng là làng Bưởi, cũng gọi là kẻ Bưởi. Theo truyền thuyết ngày xưa đây là vùng bãi lầy nơi hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Dân vùng Bưởi có hai nghề thủ công truyền thống là dệt lĩnh và làm giấy.
-
- Bòn
- Thu nhặt từng tí một.