Bằng cha, bằng chả, bằng chà
Con nít nghe nói, sợ đà thất kinh
Tìm kiếm "chân tay"
-
-
Bằng cái lá đa
-
Vừa bằng cái bát, san sát giữa đồng
-
Sinh ra cái giống dị kì
-
Linh đinh hai chiếc thuyền sang
-
Mười người thợ, lo đỡ mọi bề
-
Đôi ta ăn một quả cau
Đôi ta ăn một quả cau
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anhDị bản
Đôi ta ăn một quả cau
Giấu thầy giấu mẹ đưa sau bóng đèn
Chưa quen đi lại cho quen
Chưa gần đi lại vài phen cho gầnĐôi ta cùng bạn chăn trâu
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh
-
Chát xình xình
Chát xình xình
Bố thằng Bình
Đi Liên Xô
Quay xổ số
Được nghìn hai
Mua cái đài
Còn nghìn mốt
Mua xắc-cốt
Còn năm trăm
Mua dao găm
Còn năm chục
Mua súng lục
Còn năm hào
Mua cào cào
Về nhắm rượu
Còn năm xu
Mua cu cu
Về nấu cháo
Chát xình xìnhDị bản
Thằng cu Tí
Đi chăn trâu
Trâu ở đâu
Nó không biết
Bố nó đánh
Mẹ nó can
Ông công an
Đến giải quyết
Tôi không biết
Chuyện gia đình
Chát xình xình
Bác thằng Bình
Đi Liên Xô
Trúng xổ số
Được năm nghìn
Mua quả mìn
Còn năm trăm
Mua dao găm
Còn năm chục
Mua cái đục
Còn năm xu
Mua con cu
Về nhắm rượu
Mua củ kiệu
Về ăn cơm
Mua bó rơm
Về đốt đít
Mua dao nhíp
Về cạo lông
Mua chăn bông
Về cưới vợ.
-
Ba thằng lỏng thỏng, cõng thằng đen thui
-
Ba cây, một quả, ra rả những hột
-
Có cay mà không có thơm
-
Tâm sự chát chua, biết ai mua mà bán
Tâm sự chát chua, biết ai mua mà bán,
Rao khắp chợ đời, không thấy dạng người mua
Bán buôn là chuyện bông đùa,
Đành đem tâm sự chát chua ra về.Dị bản
Tâm sự chát chua ai mua tôi bán
Đem giữa chợ đời rao chán chẳng ai mua
Bán buôn là chuyện bông đùa
Đành đem tâm sự chát chua ra về.
-
Bói cho một quẻ trong nhà
Dị bản
Bói cho một quẻ trong nhà
Con heo bốn cẳng, con gà hai chân
-
Anh về cuốc đất trồng cau
Anh về cuốc đất trồng cau
Cho em giâm ké dây trầu một bên
Chừng nào trầu nọ bén lên
Cau kia ra trái lập nên cửa nhàDị bản
Anh về đào lỗ trồng cau,
Cho em trồng ké dây trầu một bên.
Mai sau cau nọ lớn lên,
Trầu kia ra lá, đền ơn cho chàng
Cau lên chín lỗ, trầu mọc chín hàng
Cau bao nhiêu lóng, dạ thương chàng bấy nhiêu.Anh về cuốc đất trồng rau
Cho em trồng ké dây trầu một bên
Dây trầu xanh cao bằng anh lá rậm
Bốn dấu chân mình in đậm dưới gốc cau
-
Cờ bạc là bác thằng bần
Dị bản
Cờ bạc là bác thằng bần
Cửa nhà bán hết ra thân ăn màyCờ bạc là bác thằng bần
Ruộng nương bán hết xỏ chân vào cùmCờ bạc là bác thằng bần,
Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm
-
Trời mưa ướt lá trầu hương
Trời mưa ướt lá trầu hương
Ướt anh anh chịu, ướt người thương anh buồn
Trời mưa ướt lá trầu vàng
Ướt em em chịu, ướt chàng em thươngDị bản
-
Thấy em đẹp nói đẹp cười
Thấy em đẹp nói đẹp cười,
Đẹp người đẹp nết lại tươi răng vàng.
Vậy nên anh gửi thư sang,
Bởi lòng anh quyết lấy nàng mà thôi.Dị bản
-
Đêm khuya năm vợ ngồi hầu
Đêm khuya năm vợ ngồi hầu,
Vợ cả pha nước, têm trầu chàng xơi.
Vợ hai trải chiếu chàng ngồi,
Vợ ba coi sóc nhà ngoài, nhà trong.
Vợ tư sửa soạn giăng mùng,
Vợ năm dưới bếp trong lòng xót xa.
Chè thưng, cháo đậu bưng ra,
Chàng xơi một bát kẻo mà hết gân.Dị bản
-
Phụng hoàng từ giã cây ngô
Dị bản
Phượng hoàng từ giã cây khô
Để cho chim, sáo, sẻ, cò nghỉ chân
-
Em về Kẻ Chợ em coi
Em về Kẻ Chợ em coi
Kìa dinh quan lớn, kìa chòi bắn cung
Con ngựa hồng bao tiền, bao hậu
Các quan trào áo bậu lưng đai
Súng anh vác vai, hỏa mai anh tọng nạp
Anh bắn mai này đùng đùng dạ dạ
Anh bắn mai này trả nợ nhà vương
Thương anh gối đất nằm sươngDị bản
Chú thích
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Bén
- Chạm vào, quen với, gắn bó với.
Lá thư tình xưa nhớ lúc trao tay
Còn e ấp thuở duyên vừa mới bén
(Lá thư ngày trước - Vũ Hoàng Chương)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Xắc cốt
- Cái túi đeo, đọc theo từ "Sacoche" tiếng Pháp, thường làm bằng da, có khóa bấm. Cán bộ miền Bắc trước đây thường mang loại túi này.
-
- Hào
- Một trong các đơn vị tiền tệ (hào, xu, chinh, cắc) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Mười xu bằng một hào, mười hào bằng một đồng.
-
- Cu cu
- Chim bồ câu (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Củ kiệu
- Còn được gọi là hành tàu, hẹ tàu, một loài cây thuộc họ Hành, củ màu trắng, lá bọng. Củ kiệu muối là món ăn quen thuộc của dân ta, nhất là vào những ngày Tết (còn gọi là dưa kiệu). Củ kiệu cũng là vị thuốc Đông y giúp làm ấm bụng, bổ thận khí, lợi tiểu...
-
- Kiềng
- Dụng cụ bằng sắt có ba chân, để đặt nồi, chảo lên khi nấu nướng.
-
- Chuồng heo ở dưới, chuồng gà ở trên
- Ở các vùng quê Việt Nam ngày xưa, nhân dân ta thường làm chuồng gà trên nóc của chuồng heo.
-
- Giâm
- Cắm hay vùi xuống đất ẩm một đoạn cành, thân hay rễ cây để thành một cây mới. Cũng phát âm và viết là giăm.
-
- Lóng
- Đốt (lóng tay: đốt tay, lóng mía: đốt mía, lóng tre: đốt tre...) (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
-
- Bần
- Nghèo (từ Hán Việt).
-
- Trầu hương
- Một loại trầu, sở dĩ có tên gọi như vậy là nhờ vào mùi thơm rất đặc trưng. Ngọn lá trầu hương dày và có vị cay hơn so với các loại trầu khác.
-
- Trợt
- Trượt (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngũ Trợt.
-
- Chữ điền
- Chữ 田 (ruộng). Mặt chữ điền tức là mặt cương nghị (nam) hoặc phúc hậu (nữ).
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Chè thưng
- Một món chè thập cẩm phổ biến ở miền Nam. Tùy ý thích người nấu, các loại đậu hay khoai trong món chè thưng có thể thay đổi, nhưng các nguyên liệu được xem cố định là bột báng, rong biển, lá dứa và nước cốt dừa.
-
- Công lênh
- Cũng đọc công linh, công sức bỏ vào việc gì (từ cổ).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Ngô đồng
- Một loại cây gỗ rất cao (có thể hơn 17 mét), thân lớn (khoảng nửa mét), vỏ màu lục xám hoặc nâu xám (khi già), rụng lá vào mùa thu. Gỗ ngô đồng rất nhẹ, màu trắng vàng, có vân, thường dùng làm nhạc cụ. Ngô đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và các nước đồng văn (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam), thường được đề cập trong thơ ca. Tương truyền chim phượng hoàng luôn chọn đậu trên cành ngô đồng.
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
(Tì bà - Bích Khê).
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Trào
- Triều (từ cũ).
-
- Hỏa mai
- Cái mồi lửa, dùng để đốt dây mồi cho cháy trước khi bắn.
-
- Áo nậu
- Áo vải màu có nẹp, ngày trước phu, lính hoặc những người mang đồ rước mặc trong những dịp long trọng.