Gần sông cội mới ngã kề
Dị bản
Cây cao bóng ngả tứ bề
Tiếng tăm anh chịu, em về tay ai!
Cây cao bóng ngả tứ bề
Tiếng tăm anh chịu, em về tay ai!
Khi tu đừng giận chớ hờn
Để tâm thanh tịnh cho hồn thoát siêu
Đầu làng có con chim xanh
Ăn no tắm mát đậu cành dâu gia
Đường về bên ấy bao xa
Mượn mình làm mối cho ta một người
Một người mười tám đôi mươi
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình
Ai xinh thì mặc ai xinh
Ông Tơ chỉ quyết xe mình với ta
Đầu làng có con chim xanh
Ăn no tắm mát đậu cành dâu gia
Anh thương cô mình tha thiết, thiết tha
Cành cao cao bổng, cành la, la đà
Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa
Cực lòng em phải nói ra
Chờ trăng, trăng xế, chờ hoa, hoa tàn
Hỡi người đi cái ô đen
Cái ô tám gọng là tiền em mua
Tiền em bán thóc ngày xưa
Giấu thầy giấu mẹ mua ô những ngày
Tình cờ bắt gặp chàng đây
Thì chàng trả lại ô này cho em!
Bảy với ba anh kêu rằng một chục
Tam tứ lục, anh tính cửu chương
Con gái mười bảy đôi mươi
Xuống bến mà tắm, cá chui vô quần
Gái buồn gái nhảy tưng tưng
Về nhà mách chị, chị bưng miệng cười
Chị rằng: “Đừng sợ cá chui”
Cá chui mặc cá, mình vui mặc mình
Mai kia cô sẽ lấy chồng
Cái đêm động phòng như bị cá chui
Ngày mùa tưới đậu trồng khoai
Ngày ba tháng tám mới ngồi mà ăn.
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)
Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)