Rừng Sơn Trà cây cao bát ngát
Nước sông Hàn dào dạt sóng xanh
Xa quê hương nhớ bao tình
Nhớ sông nhớ nước nhớ mình nhớ ta
Tìm kiếm "bao nhiêu"
-
-
Thế gian chuộng của, chuộng công
-
Những người chép miệng thở dài
Những người chép miệng thở dài
Chỉ là sầu khổ, bằng ai bao giờ -
Quê em Đồng Tháp mênh mông
-
Đêm qua bà thức như chong
-
Gió đưa gió đẩy bông trang
Gió đưa gió đẩy bông trang
Ai đưa ai đẩy duyên nàng tới đây
Tới đây thì phải ở đây
Bao giờ bén rễ xanh cây hãy vềDị bản
-
Ai đi qua đò Do mới biết
-
Đèn tọa đăng thắp để bàn thờ
-
Hôm qua ta ngồi lưng đèo
Hôm qua ta ngồi lưng đèo
Chàng ơi có thấy suối reo quanh mình
Xin chàng hãy nhìn cho tinh
Bao người nhộn nhịp sân đình làng kia
Vì đâu ta phải chia lìa
Vì đâu ta phải ra đi ngoài rừng
Chỉ vì chỉ rối đứt tung
Em phải lấy cái thằng chồng, em đã từng chê -
Cảm thương con dế ở hang
-
Chàng về thiếp chẳng dám van
Chàng về thiếp chẳng dám van
Mừng chàng bốn chữ bình an lại nhà
– Thảm lòng anh lắm nàng ơi
Bao giờ cho hợp duyên tôi cùng nàng -
Ta về cuốc bẫm cày sâu
-
Đôi ta như áo mới may
Đôi ta như áo mới may
Như chuông mới đúc, như cây mới bào -
Yêu nhau con mắt liếc qua
Yêu nhau con mắt liếc qua
Xin đừng đằm thắm người ta nghi tình
Yêu nhau ta sẽ làm thinh
Bao giờ vắng vẻ một mình sẽ hay -
Quê em sóng nước xanh xanh
Quê em sóng nước xanh xanh
Bán buôn tấp nập ghe mành liên miên
Từ ngày giặc Pháp cuồng điên
Bao vây đốt phá ghe thuyền nát tan
Chồng em đi biển thác oan
Con em bụng đói da vàng bọc thân
Sớm hôm em chạy tảo tần
Bữa khoai bữa sắn em lần nuôi con
Đá mòn nhưng dạ không mòn
Quê em còn khổ em còn đánh Tây -
Đã mang lấy cái thân tằm
Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ
Đêm qua ba bốn lần mơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu khôngDị bản
Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ
Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy sờ chiếu không.
-
Từ ngày Tự Đức lên ngôi
-
Mấy khi rồng gặp mây đây
Mấy khi rồng gặp mây đây
Để rồng than thở với mây vài lời
Nữa mai rồng ngược mây trôi
Biết bao giờ lại nối lời rồng mây -
Nhắn người ở tận chốn xa
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ngó lên gò mả
Chú thích
-
- Sơn Trà
- Tên một bán đảo nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là tên một ngọn núi thuộc khu vực này.
-
- Sông Hàn
- Tức Hàn Giang, một con sông nằm ở thành phố Đà Nẵng và cùng với Ngũ Hành Sơn được xem là biểu tượng của thành phố này. Sông bắt đầu từ ngã ba sông giữa quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà.
-
- Người không
- Người lười biếng, ăn không ngồi rồi.
-
- Dong
- Một loại cây thân thảo có lá rộng, được dùng chủ yếu để gói bánh chưng, bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ. Bánh gói lá dong sau khi luộc có mùi thơm đặc biệt và dễ chịu. Lá dong còn được dùng để cất giấm bằng cách ngâm lá với rượu hoặc nước đường.
-
- Trang
- Còn có tên là mẫu đơn, một loại cây cho hoa có các màu đỏ, trắng, vàng. Trang thường được người dân trong nước trồng trước nhà, dưới chân các bàn thiên (nơi thắp hương) ngoài sân, hoặc mọc tự nhiên ở những vùng đồi núi.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Đèn tọa đăng
- Đèn dầu để bàn cũ.
-
- Chuyện vãn
- Chuyện nói cho qua thời giờ, không có ý nghĩa gì rõ rệt.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Bánh vẽ
- Hình vẽ chiếc bánh. Nghĩa bóng chỉ thứ trông có vẻ tốt đẹp nhưng không có thật, chỉ đưa ra để lừa bịp.
-
- Thuyền mành
- Thuyền có buồm trông giống cái mành.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tự Đức
- (1829 – 1883) Vị hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến nước ta. Thời gian ông ở ngôi đánh dấu nhiều sự kiện trong lịch sử nước ta, trong đó quan trọng nhất là tháng 8/1858, quân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho thời kì thống trị của người Pháp ở Việt Nam.
-
- Chim ri
- Một loài chim như chim sẻ, ăn thóc gạo và các loại hạt. Văn học thường dùng các thành ngữ "khóc như ri," "nổi như ri..."
-
- Bình thì
- Cũng gọi là "bình thời," nghĩa là "thời kì bình yên."
-
- Bén
- Chạm vào, quen với, gắn bó với.
Lá thư tình xưa nhớ lúc trao tay
Còn e ấp thuở duyên vừa mới bén
(Lá thư ngày trước - Vũ Hoàng Chương)
-
- Cầm bằng
- Kể như, coi như là (từ cũ).
-
- Câu đối
- Một thể loại sáng tác văn chương có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm hai vế đối nhau - nếu từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế dưới, nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra (vế xuất) và vế đối. Câu đối thường biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nhân dân ta có phong tục viết hoặc xin câu đối trong các dịp lễ tết để cầu hạnh phúc, may mắn.
Một đôi câu đối chữ Hán:
Bảo kiếm phong tùng ma lệ xuất
Mai hoa hương tự khổ hàn lainghĩa là:
Hương hoa mai đến từ giá lạnh
Kiếm sắc quý là bởi giũa mài.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Găng
- Loại cây thân gỗ mọc hoang, cũng được trồng làm hàng rào, lá nhỏ khá tròn, rất nhiều gai, hoa mọc thành chùm màu tím, quả nhỏ màu vàng. Ngoài ra có cây găng rừng cho lá dùng để làm thạch găng, một món ăn giải nhiệt mùa hè.
-
- Liếng
- Liếc mắt (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Một đỗi
- Một lát (phương ngữ Nam Bộ).