Ngày nào nên nghĩa vợ chồng
Đôi đứa ta như thể cá hóa rồng lên mây.
Tìm kiếm "đưa về dinh"
-
-
Em đành phụ mẫu không đành
-
Đêm khuya trăng lặn gà kêu
– Đêm khuya trăng lặn gà kêu
Hai đứa mình xa cách, bỏ cặp gối thêu cho ai nằm?
– Cặp gối thêu để lại cho anh nằm
Mai sau cưới vợ, anh nghĩ thầm thương em. -
Lấy em đâu kể sang giàu
Lấy em đâu kể sang giàu
Rau dưa mắm muối, chớ có đâu bằng mình -
Làm trai cho đáng nên trai
Làm trai cho đáng nên trai
Vót đũa cho dài, ăn vụng cơm con -
Quê em hai dải cù lao
-
Nhớ ai cơm chẳng buồn nhai
Nhớ ai cơm chẳng buồn nhai
Chống đũa thở dài, hết chín lần bơi
Tôi xin bát nữa là mười
Đối phúc cùng trời, có sống được chăngDị bản
Nhớ chị cơm chẳng buồn nhai
Chống đũa chống bát thở dài chị ơi
Một ngày một bát cầm hơi
Em chống đũa chống bát, chống trời được chăng?
-
Ngày xửa ngày xưa
Ngày xửa ngày xưa
Có mẹ bán dưa
Bả cưa cái cẳng
Bả nắn cái nồi
Bả nhồi cục bột
Bả lột miếng da
Bả ca vọng cổ
Bả nhổ cây bông
Bả trồng cây chuối
Bả muối con cá
Bả đá trái banh
Bả sanh thằng nhỏ
Cái đầu đỏ đỏ
Cái đít đen đenDị bản
Ngày xửa ngày xưa
Có con mụ bán dưa
Bả cưa cái cẳng
Bả nắn cái nồi
Bả nhồi cục bột
Bả lột miếng da
Bả ca vọng cổ
Bả nhổ cây bông
Bả trồng cây chuối
Bả muối con cá
Bả đá con chó
Bả đẻ thằng nhỏ
Cái đầu đỏ đỏ
Cái đít vàng khè
-
Ngày xửa ngày xưa
Dị bản
Ngày xửa ngày xưa
Có con mẹ bán dưa
Mẻ ngồi mẻ địt
Có thằng cha bán thịt
Chả ngồi chả nghe
Có chị chèo ghe
Chỉ ngồi chỉ hửi
Có mẹ bán bưởi
Mẻ ngồi mẻ la
-
Miệng còn hơi sữa
Miệng còn hơi sữa
Chưa biết trở đũa mà tài khôn -
Ai mà muốn học thổi kèn
-
Lầu tây ngọn gió tứ phương
-
Con cò lặn lội bờ sông
-
Thuyền chèo hò hụi dưới sông
-
Chồng thấp mà lấy vợ cao
Chồng thấp mà lấy vợ cao
Như đôi đũa lệch, so sao cho bằng -
Hàng trăm cái lỗ
-
Chồng què lấy vợ kiễng chân
Chồng què lấy vợ kiễng chân
Nuôi được đứa ở, đứt gân lại què -
Chiếc khăn cô đội trên đầu
-
Yêu nhau bốc bải giần sàng
-
Họ giàu họ nghinh hôn giá thú
Chú thích
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Cù lao
- Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Bơi
- Bới cơm.
-
- Mủ
- Mụ ấy.
-
- Địt
- Đánh rắm (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ốc len
- Một loại ốc to khoảng ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái, màu nâu đậm xen lẫn vân trắng, vỏ cứng với nhiều đường gân nhỏ xoay quanh. Ốc len thường được chế biến thành các món đặc sản như ốc len hầm nước dừa hoặc ốc len xào dừa.
-
- Lầu tây
- Thường được dùng như một hình ảnh ước lệ trong văn thơ xưa, để chỉ nơi có tình cảm thương nhớ, tương tư trong tình yêu đôi lứa.
-
- Ngộ
- Gặp gỡ (từ Hán Việt).
-
- Vô hồi
- Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).
-
- Khăng khắng
- Như khăng khăng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Hò hụi
- Một loại hình hò ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (Bình-Trị-Thiên), được hò khi chèo đò. Khi hò, người hò chêm vào các tiếng "hụi hò khoan" đánh nhịp với tay chèo đò. Nghe một bài Hò hụi.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Nghinh hôn
- Cũng nói là nghênh hôn, nghĩa là đón dâu. Đây là một lễ trong phong tục cưới hỏi của người Việt.
-
- Giá thú
- Giá là lấy chồng, thú là lấy vợ. Giá thú vì thế chỉ việc cưới hỏi nói chung.