Đã thương nhau thì thương cho chắc
Bằng trục trặc thì trục trặc cho luôn
Đừng như con thỏ đầu truông
Khi vui giỡn bóng, khi buồn giỡn trăng.
Tìm kiếm "bồng bồng"
-
-
Cái cò là cái cò con
Cái cò là cái cò con
Mẹ nó yêu nó, nó còn làm thơ
Cái cò bay bổng bay bơ
Lại đây anh gửi xôi khô cho nàng
Đem về nàng nấu nàng rang
Nàng ăn có dẻo, thời nàng lấy anh. -
Con gái làng nào không đẹp bằng con gái làng này
-
Thương em vô giá quá chừng
Thương em vô giá quá chừng
Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay
Nhác trông thấy bóng em đây
Ăn chín lạng hạt ớt ngọt ngay như đường -
Chàng đi đường dẫu gặp khó khăn
-
Nửa đêm trở dậy trông trời
-
Ba cô đi chăn bò vàng
Ba cô đi chăn bò vàng,
Để bò ăn lúa ba nàng hái hoa
Hái được cành bổng cành la,
Cành nào tươi tốt cho ta một cành -
Từ ngày giấy rã hồ trôi
-
Má ơi con muốn lấy ông thầy chùa
Má ơi con muốn lấy ông thầy chùa
Chuối, xôi, bông, bánh, bốn mùa má ấm thân -
Ngỡ là cây dứa không gai
-
Bứt dây mà nối cho dài
Bứt dây mà nối cho dài
Nối từ ngoài ngõ, nối dài đến đây
Ơi người ngồi nép bóng cây
Đi tìm nhân ngãi vô đây mà tìmDị bản
Bứt dây mà nối cho dài
Nối từ ngoài ngõ, nối lài vô đây
Hỡi người núp bóng cội cây
Muốn tìm nhân ngãi vô đây mà tìm
-
Anh về kẻo vợ anh trông
Anh về kẻo vợ anh trông,
Kẻo con anh khóc, ai bồng cho anh -
Cơm ăn một bát sao no
-
Một chữ kính mẹ, một chữ thờ cha
Một chữ kính mẹ, một chữ thờ cha
Dẫu mà trăng xế, bóng anh qua cũng đành -
Gà lạc bầy gà kêu cháo chác
Gà lạc bầy gà kêu cháo chác,
Cá lạc bầy, cá tìm bóng mát dựa nương
Trai như anh đây chưa vợ sao em không thương
Em lại tìm nơi có vợ náu nương làm gì? -
E khi thắm lạt vàng phai
E khi thắm lạt vàng phai
Sắc tàn nhị mất, anh lại bỏ hoài không thương
– Anh thề có bóng trăng đây
Núi kia có lở tấm lòng này vẫn nguyên -
Ai về thăm huyện Đông Ngàn
-
Vè mụ nhác
Ve vẻ vè ve
Nghe vè mụ nhác
Không lo sương nác
Chỉ biết ngồi ăn
Ăn rồi lại ngủ
Ngủ rồi lại ngồi
Nước chảy bòng trôi
Mỗi ngày qua bữa
Luộc rau nhác rửa
Uống nước nhác hâm … -
Rừng U Minh có nhiều củi lụt
-
Con gái mà lấy ông già
Con gái mà lấy ông già
Ra đường bạn hỏi: Là cha hay chồng?
Về nhà ôm lấy bì bông
Sướng hơn ôm chồng da thịt nhăn nheo
Chú thích
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Ghe buôn
- Thuyền dùng để chở hàng hóa buôn bán ở các vùng sông nước Nam Bộ.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Nâu non
- Màu nâu nhạt.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Nhót
- Một loại cây rất quen thuộc ở các vùng quê miền Bắc, thường được trồng lấy quả. Quả nhót hình trứng, khi chín có màu đỏ, có vị chua hoặc ngọt, dùng để nấu canh. Rễ, thân, lá còn được dùng làm thuốc.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Hồ giấy
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hồ giấy, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Én
- Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Ương
- Ươm hạt.
-
- Đông Ngàn
- Một địa danh cổ, tương ứng với diện tích thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, và một phần các huyện Đông Anh, Gia Lâm, thành phố Hà Nội ngày nay.
-
- Cổ Loa
- Kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên, nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thành Cổ Loa được xây theo hình trôn ốc (loa từ Hán Việt nghĩa là ốc, nên còn gọi là Loa Thành), tương truyền có chín vòng, nhưng căn cứ theo dấu tích thì có ba vòng. Theo truyền thuyết, thành Cổ Loa được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy.
-
- Giếng Ngọc
- Giếng nằm trong khu di tích Cổ Loa, giữa ao nước trước đền thờ An Dương Vương. Tương truyền đây là nơi nàng Mỵ Châu, con gái của An Dương Vương, thường tắm và trang điểm, và cũng là nơi Trọng Thủy nhảy xuống tự vẫn khi Mỵ Châu bị vua cha chém (nên cũng gọi là giếng Trọng Thủy). Theo chuyện cổ tích Việt Nam: Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai đó đem rửa nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng.
-
- Sương nác
- Gánh nước (phương ngữ một số nơi ở Trung Bộ).
-
- U Minh
- Nay là tên một huyện thuộc tỉnh Cà Mau ở cực Nam nước ta. U Minh còn là tên của hai khu rừng tràm nước mặn U Minh Hạ (thuộc tỉnh Cà Mau ) và U Minh Thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang ). U Minh có nghĩa là tối và mờ. Trước đây khi chưa khai khẩn, U Minh được coi là chốn "rừng thiêng nước độc," nhiều thú dữ như cá sấu, hổ beo, rắn rết, nhưng cũng rất nhiều tài nguyên quý báu. Hiện nay rừng nước mặn U Minh đã được quy hoạch thành vườn quốc gia dành cho mục đích du lịch và bảo tồn sinh thái. Một đặc điểm lý thú của rừng tràm U Minh là nước sông rạch bị nhuộm thành màu đỏ bởi lá tràm rụng trên đất rừng.
-
- Củi lụt
- Những cây gỗ trôi trên sông khi có lũ lụt, nước lớn, thường được vớt vào phơi khô để dành làm củi đốt.
-
- Hai thân
- Cha mẹ (từ Hán Việt song thân).