Tìm kiếm "đi chơi"

Chú thích

  1. Tắn
    Rắn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  2. Bảo Đại
    (1913-1997) Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (3/1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949). Ông sinh tại Huế, là con vua Khải Định, có tên huý là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông có một câu nói nổi tiếng khi chính thức thoái vị và trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho cách mạng vào ngày 23 tháng 8 năm 1945: Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Cuối đời ông sống lưu vong tại Pháp và qua đời trong lặng lẽ vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 85 tuổi.

    Vua Bảo Đại

    Vua Bảo Đại

  3. Tơ mành
    Dây tơ mỏng, chỉ tình yêu vương vấn của đôi trai gái (xem thêm chú thích Ông Tơ Nguyệt). Khi dệt lụa, tơ mành là sợi ngang, mỏng manh hơn sợi dọc.

    Cho hay là thói hữu tình
    Đố ai dứt mối tơ mành cho xong

    (Truyện Kiều)

  4. Vàng Danh
    Địa danh nay là một phường thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây có mỏ than Uông Bí, đã được khai thác từ thời Pháp thuộc.
  5. Volga
    Một hiệu xe sang trọng của Nga, trước đây chỉ dành cho cán bộ cấp cao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Xe Volga

    Xe Volga

  6. Mai Dịch
    Tên một nghĩa trang nay thuộc phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nghĩa trang chỉ dành cho cán bộ cấp cao của chính phủ và những người được cho là có đóng góp nhiều cho đất nước.

    Nghĩa trang Mai Dịch

    Nghĩa trang Mai Dịch

  7. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  8. Mần răng
    Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
  9. Mồ
    Nào (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Son
    Màu đỏ.
  11. Quan niệm mê tín: khi đi gặp rắn thì được cho là điềm may, trở về gặp rắn thì bị coi là gở.
  12. Văn tế
    Hay tế văn, một bài văn đọc lúc tế một người chết để kể tính nết, công đức của người ấy và tỏ lòng kính trọng thương tiếc của mình (theo Việt Nam văn học sử yếu - Dương Quảng Hàm).

    Đọc văn tế

    Đọc văn tế

  13. Cơ cầu
    Khổ cực, thiếu thốn.
  14. Tô Châu
    Một địa danh nay thuộc địa phận thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Tại đây có các danh lam thắng cảnh cùng tên là núi Tô Châu và sông Tô Châu. Cây cầu bắc qua dòng sông này cũng có tên là cầu Tô Châu.

    Núi Tô Châu

    Núi Tô Châu

  15. Ngầy ngà
    Rầy rà, phiền nhiễu.
  16. Dức
    Mắng nhiếc. Còn nói dức bẩn (phương ngữ Trung Bộ).
  17. Dưng
    Dâng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Khó
    Nghèo.
  19. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  20. Đáy
    Một dụng cụ dùng để đánh bắt tôm cá. Đáy có cấu tạo giống một chiếc túi, mắt lưới nhỏ dần, được đặt cố định ở nơi có dòng chảy để chặn bắt tôm cá. Đáy được chia thành nhiều loại tùy theo vùng hoạt động, đối tượng đánh bắt và kiểu kết cấu: đáy hàng câu, đáy hàng khơi, đáy neo, đáy rạo, đáy rạch, đáy bày...

    Đóng đáy trên sông

    Đóng đáy trên sông

  21. Vàm Láng
    Địa danh thuộc Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, nơi con sông Soài Rạp đổ ra biển (xem Vàm). Trước đây địa danh này cũng gọi là Láng Lộc, tương truyền do có nhiều hươu nai (lộc) đến uống nước.