Cất lên một tiếng la đà
Cho chim nhớ tổ, cho gà nhớ con
Cất lên một tiếng linh đình
Cho loan nhớ phượng, cho mình nhớ ta
Cất lên một tiếng la đà
Dị bản
Cất lên một tiếng la đà
Cho chim nhớ tổ, cho ta nhớ mình
Cất lên một tiếng la đà
Cho chim nhớ tổ, cho gà nhớ con
Cất lên một tiếng linh đình
Cho loan nhớ phượng, cho mình nhớ ta
Cất lên một tiếng la đà
Cho chim nhớ tổ, cho ta nhớ mình
Ở xa nghe tiếng em hò
Nỡ nào đắp chiếu nằm co một mình
Hát lên một tiếng cho thanh
Trai bỏ học hành, gái bỏ bán buôn
Gái bỏ bán buôn, gái còn lịch sự
Trai bỏ học hành, một chữ năm roi!
Ở xa nghe tiếng chàng hò
Cách sông cũng lội, cách đò cũng qua
Ngày ngày nghe tiếng còi tầm
Như nghe tiếng vọng từ âm phủ về
Tiếng còi não nuột tái tê
Bước vào hầm mỏ như lê vào tù
Lắng tai nghe tiếng em đàn,
Bằng ai bưng chén ngọc đổ vào gan lạnh lùng.
Hò lên một tiếng cho cao
Có đứt em nối, có hao anh hầu
Im hơi lặng tiếng
Con gái Phú Yên một tiền ba đứa
Con trai Bình Định một lứa ba tiền
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)
Xem thêm bài khảo cứu Vật cổ truyền Việt Nam của Phan Quỳnh.
Nghe một bài hò mái nhì.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
Trong kho tàng cổ tích Việt Nam có truyện Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, theo đó Thạch Sùng là một phú hộ giàu có, tự đắc rằng nhà không thiếu thứ gì. Vương Khải cược với Thạch Sùng toàn bộ gia sản, cuối cùng khi đòi đến mẻ kho thì Thạch Sùng không có, đành chịu mất hết cơ nghiệp. Ông chết hoá thành con thạch sùng, suốt ngày chắc lưỡi tiếc của.