Làm trai cờ bạc thì chừa
Rượu làng thì uống, rượu mua thì đừng
Tìm kiếm "làng cót"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hai bên hai má giữa một khe
-
Nhất cao là ngọn núi Vồng
-
Đường về Đông Việt loanh quanh
-
Nhác trông thấy bóng anh đây
Nhác trông thấy bóng anh đây
Ăn chín lạng ớt ngọt ngay như đường -
Hai gươm tám giáo
-
Ai về Đồng Tháp quê tôi
-
Rộng đồng mặc sức chim bay
-
Ăn cơm sao đặng mà mời
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Gặp đây anh mới hỏi nàng
-
Hồi vui hò hát đôi câu
Hồi vui hò hát đôi câu
Hồi buồn xao lãng biết đâu mà tìm
Anh về xứ lạ một mình
Bỏ em cay đắng sầu tình bơ vơ -
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Trông sông lai láng trông rừng rừng xanh -
Mắt gì cách gối hai gang
-
U mê ám chướng thì giàu
-
Con gái phú ông không chồng mà chửa
-
Trên có ông xanh cao rộng
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Bên kia có nứng cùng chăng
Bên kia có nứng cùng chăng
Bên này lủng lẳng như giằng cối xay -
Ếch nhái cùng họ cùng hàng
-
Năm canh chỉ ngủ có ba
Dị bản
Năm canh thì ngủ lấy ba
Hai canh coi sóc cửa nhà làm ăn
-
Cắc cắc tùng tùng
Cắc cắc tùng tùng
Tùng tùng cắc cắc
Kẻ gian làng bắt
Kẻ ngay làng tha
Già trẻ đi ra
Tùng tùng cắc cắc
Ai lười làng bắt
Ai siêng làng tha
Già trẻ đi ra
Tùng tùng cắc cắc
Chú thích
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Núi Vồng
- Tên một ngọn núi cao nằm ở phía Bắc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hiện nay.
-
- Quyển Sơn
- Một làng nay thuộc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Làng tựa lưng vào một dãy núi lớn, có nhiều phong cảnh đẹp. Hằng năm vào tháng giêng, tháng hai, làng tổ chức lễ hội hát giặm (dậm) và bơi chải.
Tương truyền khi Lý Thường Kiệt đem quân đi chinh phạt giặc phương Nam vào năm 1069, đoàn chiến thuyền đi theo sông Đáy, qua trại Canh Dịch thì gặp một trận gió lớn, phải nép vào chân núi để tránh gió. Trận cuồng phong này đã bẻ gãy cột buồm và cuốn luôn lá cờ đại lên đỉnh núi. Thấy điều lạ, Lý Thường Kiệt cho quân sĩ dừng lại dưới chân núi rồi cùng tướng lĩnh lên bờ sửa lễ tế trời đất cầu mong chiến thắng. Ông đặt đàn tế trong rừng trúc, gần ngôi đền thờ hai mẹ con bà hàng nước. Nửa đêm, hai mẹ con bà hiện lên báo mộng, xin cùng đi theo phù ông đánh giặc. Từ đó ông đặt tên núi là núi Quyển Sơn (núi Cuốn) và trại Canh Dịch cũng được đổi thành làng Quyển Sơn.
-
- Chợ Dầu
- Tên một cái chợ thuộc xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, trước đây còn được gọi là chợ Trầu. Tượng Lĩnh được coi là nơi phát tích chuyện cổ tích Trầu Cau.
-
- Bồ Nâu
- Đọc trại là Bù Nâu, một cánh đồng rộng hàng trăm mẫu, ngày nay thuộc làng Bạch Nao, xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Lúa cấy trên cánh đồng Bồ Nâu cho thứ gạo tuyệt ngon, ngày xưa chuyên dùng để tiến vua.
-
- Đanh Xá
- Tên một làng nay thuộc xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, gần sông Đáy. Làng Đanh Xá trước làm gốm, và nổi tiếng có chùa Bà Đanh.
-
- Cơ cầu
- Chắt chiu, tiết kiệm một cách khắt khe, hà khắc.
-
- Đông Việt
- Một làng thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Xã này hiện là một phường trực thuộc thành phố Thanh Hóa.
-
- Họa đồ
- Bức tranh vẽ cảnh vật, sông núi (từ Hán Việt).
-
- Võ Duy Dương
- (1827-1866) Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp (1862-1866) ở Đồng Tháp Mười. Ông giữ chức Thiên hộ, nên cũng được gọi là Thiên Hộ Dương. Ông sinh ra ở Bình Định, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, giỏi võ nghệ. Tháng 2/1859, Pháp đánh chiếm Gia Định rồi đánh chiếm thành Mỹ Tho (tháng 4/1861). Từ đó đến năm 1866, ông lần lượt liên kết với các thủ lĩnh nghĩa quân khác như Nguyễn Hữu Huân, Trương Định, Đốc binh Kiều, Trương Quyền... đánh Pháp. Tháng 10/1866, ông dùng thuyền theo đường biển ra Bình Thuận để cầu viện sự giúp đỡ của triều đình và liên lạc với nghĩa sĩ miền Trung nhằm gây dựng lại lực lượng, nhưng chẳng may đến cửa biển Cần Giờ thì bị cướp biển sát hại. Tại Gò Tháp (xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) nay vẫn còn đền thờ ông.
-
- Biển Hồ
- Tên nhân dân ta thường dùng để gọi hồ Tonlé Sap, một hồ nước ngọt rộng lớn thuộc Campuchia. Từ thời Pháp thuộc, nhiều người dân Việt Nam đã đến đây lập nghiệp và sinh sống, tạo thành cộng đồng người Việt khá đông đúc cho đến bây giờ.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Giằng cối xay
- Cái cần dài một đầu có một khúc gỗ thọc vào lỗ tai cối, một đầu có thanh gỗ ngang buộc dính vào hai sợi dây từ cành cây hay trên sườn nhà thả thòng xuống. Khi xay bột hay xay lúa, người ta kéo giằng xay để cối quay tròn. Một số địa phương phát âm thành "giàng xay" hay "chàng xay".
-
- U mê ám chướng
- Đầu óc tối tăm, ngu dốt (phương ngữ).
-
- Phú ông
- Người đàn ông giàu có ở nông thôn ngày xưa.
-
- Phạt vạ
- Hình phạt ở làng, xã nước ta thời phong kiến, thường là bằng tiền.
-
- Ông xanh
- Ông trời. Cũng nói cao xanh.
-
- Nhái bén
- Loài nhái có cơ thể nhỏ bé, chân mảnh, lưng thường có màu xanh lá cây. Ban ngày, loài này thường ẩn nấp trong các bụi cây, đến tối mới nhảy ra tìm mồi. Thức ăn của chúng là các loài côn trùng.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.