Ông tơ hồng mắc kẹt bụi tre
Hai đứa mình lại gỡ đặng mai ông xe liền
Biểu ông tơ bóp bụng chịu phiền
Xe người má phấn mặt chữ điền cho tui
Tìm kiếm "hai kiều"
-
-
Có càng mà chẳng có chân
-
Qua đường thấy đóa hoa tươi
Qua đường thấy đóa hoa tươi
Không hái cũng thiệt, không chơi cũng hoài -
Đá cao sao khỏi gập ghềnh
-
Thứ nhất vợ dại trong nhà
Thứ nhất vợ dại trong nhà
Thứ hai trâu chậm, thứ ba rựa cùn
Thứ tư sớm vợ muộn con
Thứ năm nhà dột, sáu buồn hết ăn
Bảy buồn vợ chửi cằn nhằn
Tám buồn nhà cửa một căn hẹp hòi
Chín buồn nhà nợ đến đòi
Mười buồn khách đến ngồi dai không vềDị bản
Thứ nhất vợ dại trong nhà
Thứ hai nhà dột, thứ ba nợ đòi
-
Ai kia sao khéo hoài công
Ai kia sao khéo hoài công
Tham hái hoa hồng nên mắc phải gai -
Mười lăm mười sáu đang xinh
-
Sẵn sàng sáu cái tô to
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cái lồn có bốn cái lông
-
Đầu ghềnh Mũi Nạy gie ra
-
Thứ nhất hương án Xa Lang
Dị bản
Gác chuông Kẻ Thượng,
Hương án Xa Lang,
Tam quan Tự Đồng
-
Nhà rường mà lợp tranh mây
-
Nhà bà ba có giỗ
Một, hai, ba, nhà bà ba có giỗ
Nghe pháo nổ xách cái rổ chạy qua
Bà ba ơi cho con xin trái ổi
Mụ nội mày ! Mấy trái ổi còn non ! -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chấm chấm mút mút
-
Lập vườn thì phải khai mương
Dị bản
-
Làm thơ anh dán đọt bần
-
Mẹ già là mẹ già anh
Mẹ già là mẹ già anh
Một ngày hai bữa cơm canh mẹ già
Bát cơm em nấu như hoa
Bát canh em nấu như là mật ong
Nước mắm em lọc cho trong
Mâm cơm em dọn tựa dòng cơm quan -
Se se gió mát trăng lu
-
Gần nhà mà chẳng sang chơi
Gần nhà mà chẳng sang chơi
Để em hái ngọn mồng tơi bắc cầu
Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sangDị bản
Gần nhà mà chẳng sang chơi
Để em hái ngọn mồng tơi bắc cầu
Bắc cầu anh chẳng đi cầu
Để tốn công thợ để sầu lòng emGần nhà mà chẳng sang chơi
Để anh hái ngọn mồng tơi bắc cầu
– Bắc cầu em chẳng sang đâu
Chàng về mua chỉ bắc cầu em sang
Chỉ xanh chỉ tím chỉ vàng
Đủ ba thứ chỉ em sang được cầu
-
Gái một con trông mòn con mắt
Gái một con trông mòn con mắt
Gái hai con con mắt liếc ngang
Ba con cổ ngẳng răng vàng
Bốn con quần áo đi ngang khét mù
Năm con tóc rối tổ cu
Sáu con yếm tụt, váy dù vặn ngangDị bản
Gái một con trông mòn con mắt
Gái hai con, con mắt liếc ngang
Ba con cổ ngoảnh, răng vàng
Bốn con quần áo đi ngang khét mù
Năm con tóc rối tổ cu
Sáu con yếm trụi, váy dù vắt ngang.Gái một con trông mòn con mắt,
Gái hai con vú quạt sau lưng,
Gái ba con bạ đâu ngồi đấy.
Chú thích
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đại
- (Làm việc gì) ngay, chỉ cốt cho qua việc, hoặc không kể đúng sai (khẩu ngữ).
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Nam Kỳ lục tỉnh
- Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
-
- Sáu “chén to” là sáu tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, Biên Hoa, Định Tường, Gia Định, sau lại bị chính quyền cai trị Pháp chia thành hai mươi hạt (“chén con sò”): Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa. Sài Gòn, Mỹ Tho, Gò Công, Tân An, Chợ Lớn, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc, Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, và Bạc Liêu.
-
- Mũi Đại Lãnh
- Còn có tên gọi khác là Mũi Nạy, Mũi Ba, Mũi Điện, Cap Varella (đặt theo tên một tướng giặc Pháp tự cho có công phát hiện nơi này), thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Đây là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển. Trên mũi có ngọn hải đăng lớn chỉ đường cho tàu thuyền trong khu vực. Đây được xem là điểm cực Đông, nơi đón ánh nắng đầu tiên của nước ta.
-
- Hương án
- Bàn thờ, thường để bát hương và các vật thờ cúng khác.
-
- Xa Lang
- Một làng nay thuộc xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Làng có nghề mộc truyền thống rất nổi tiếng. Ở đây còn có đền Trúc, nơi thờ các tướng sỹ trận vong của nghĩa quân Lam Sơn, gần đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.
-
- Chùa Thượng
- Tên chữ là Phù An Tự, một ngôi chùa 300 tuổi nay tọa lạc tại địa phận thôn Bến Hầu, xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Cửa tam quan
- Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.
-
- Đền Cả Du Đồng
- Cũng gọi là đền Cả Tổng Du Đồng hoặc Tự Đồng, thuộc địa phận thôn Vĩnh Thành, xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trước đây thuộc thôn Vĩnh, tổng Du Đồng, phủ Đức Thọ. Đền thờ ông Bùi Thúc Ngật, có công khai phá chiêu dân lập nên xóm làng của Tổng Du Đồng thời nhà Lê.
-
- Nhà rường
- Một loại kiến trúc cổ, ra đời vào khoảng thế kỷ 17 dưới triều đại phong kiến. Gọi là nhà rường bởi vì nhà có nhiều rường cột, rường kèo, rui mè. Cũng có tên là nhà xuyên (xiên) trính hoặc nhà đâm trính (trính là những thanh gỗ trong kết cấu mái nhà).
-
- Tranh mây
- Tấm lợp nhà làm bằng dây mây. Dây mây là một loại cây giống tre, thân nhỏ, đặc ruột, rất dẻo, nhân dân ta thường dùng để đan lát hoặc làm đồ mĩ nghệ.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Xâu kim
- Động tác luồn chỉ vào lỗ kim khi may vá.
-
- Mương
- Đường nước do con người đào để dẫn nước.
-
- Đồng
- Cùng như một (từ Hán Việt).
-
- Đọt
- Ngọn thân hay cành cây còn non (đọt ổi, đọt chuối), hoặc phần trên cùng của cây cao (đọt dừa, đọt cau, đọt tre...).
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Lưa
- Còn sót lại (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Mồng tơi
- Một số địa phương phát âm thành "mùng tơi" hay "tầm tơi", loại dây leo quấn, mập và nhớt. Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh, ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Váy dù
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Váy dù, hãy đóng góp cho chúng tôi.