Lên bờ lại muốn xuống thuyền,
Vì chưng chữ ngãi chữ duyên buộc rồi.
Buộc vào thành cánh hoa hồi,
Khi lên khi xuống hai người cùng khiêng.
Buộc vào tấm lưới sợi giềng,
Khi khơi khi lộng chỉ riêng ta mình.
Chữ duyên chữ ngãi chữ tình,
Cả ba chữ ấy là in hình trong gương.
Lắng nghe nàng nói cũng tình,
Trông nàng bẻ lái càng xinh con thuyền.
Mong cho hương lửa bén duyên,
Để anh phỉ nguyện ước nguyền bấy lâu
Tìm kiếm "chú bán dầu"
-
-
Chẳng thà lăn xuống giếng cái chủm
-
Anh ngồi ghế đẩu đề thi
-
Giở sách ra em sa nước mắt
Giở sách ra em sa nước mắt,
Em quên chữ đầu bài vì nhớ đến anh
– Giở sách ra lệ sa ướt sách,
Quên chữ đầu bài vì nhớ đến em -
Cô kia má đỏ hồng hồng
-
Non non, nước nước khơi chừng
-
Hoài mồm ăn quả quýt khô
Hoài mồm ăn quả quýt khô
Hoài thân mà lấy nhà nho lúc tàn
Nhà nho chữ nghĩa dở dang
Xui nguyên giục bị, làm đơn kiếm tiền
Nhà nho cái chữ đã hèn
Cái sức lại yếu, đua chen bằng gì?
Nhà nho tính khí kiêu kì
Phân tranh miếng thịt, suy bì miếng xôi
Chồng nho khổ lắm ai ơi
Biết không ra biết, ngu thời chẳng ngu! -
Rủ nhau đi học i o
Rủ nhau đi học i o,
Mỗi ngày một chữ con bò cũng thông -
Cô kia vừa đẹp vừa giòn
Cô kia vừa đẹp vừa giòn,
Cô không biết chữ ai còn lấy cô? -
Nhạn lạc bầy xăng lăng xáo láo
-
Tam tinh, xoáy sọ thì chừa
Dị bản
Tam tinh khoá sọ thì chừa
Đốm đuôi sát chủ thì đưa vô lò
-
Lói ngọng là tại hướng đình
Lói ngọng là tại hướng đình,
Cả làng lói ngọng chứ mình em đâuDị bản
Toét mắt là tại hướng đình,
Cả làng toét mắt có mình gì tôi
-
Gươm vàng hai lưỡi gươm vàng
-
Mình về ta chẳng cho về
Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba
Chữ trung thì để phần cha
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình -
Hai tay em bưng hộp thuốc, khay trầu
-
Anh ăn rồi lại anh nằm
-
Nghe tin anh học Kinh Thi
-
Cà cưỡng bay cao
Cà cưỡng bay cao
Chào mào bay thấp
Cu bay về ấp
Quạ bay về trời
Nghe tiếng chủ mời
Ra ăn thịt chuột
Thịt gà đang luộc
Thịt chuột đang hâm
Dọn thầy một mâm
Thầy ăn kẻo tốiDị bản
-
Anh về ngoài nớ, em ở trong ni
Anh về ngoài nớ, em ở trong ni
Dặn anh hai chữ gắng ghi vào lòng:
Hồi thương, nước đục cũng trong
Hồi ghét, nước chảy giữa dòng cũng dơ
Thiệt như lời em nói em chờ
Ba bốn nơi tới ngõ trao thơ, em không cầm.Dị bản
-
Ngọc bất trác bất thành khí
Ngọc bất trác bất thành khí
Nhân bất học bất tri lí
Vì bởi anh nghèo nên chịu chữ ngu si
Phải chi anh đây có của, thua gì hỡi em?Dị bản
Chú thích
-
- Hồi
- Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phỉ nguyền
- Thỏa lòng mong ước.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Nề hà
- Ngại việc khó khăn.
Bờ trơn ta chẳng nề hà
Bàn chân bám chặt khó sa xuống bờ
(Tải gạo tiếp tế miền Đông - Bảo Định Giang)
-
- Bình dân học vụ
- Tên một phong trào do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau cách mạng tháng Tám để xóa nạn mù chữ (diệt giặc dốt), có sử dụng các câu văn vần mô tả bảng chữ cái cho dễ thuộc: I, tờ (t), có móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang
Từ "i tờ" về sau chỉ trình độ học vấn vỡ lòng.
-
- Khơi chừng
- Xa xôi.
Đường đi khuất nẻo khơi chừng,
Tuyết sương mấy dặm, suối rừng bao nhiêu.
(Phan Trần)
-
- Ái ân
- Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
-
- Xui nguyên giục bị
- Xúi giục cả bên nguyên cáo và bên bị cáo trong một vụ kiện. Hiểu rộng ra là hành động xui cả bên này lẫn bên kia, làm cho hai bên mâu thuẫn, xung đột với nhau, gây thiệt hại lẫn nhau, còn mình thì đứng giữa hưởng lợi.
-
- Tam tinh
- Xoáy mọc trên sống mũi, nằm giữa hai con mắt gia súc (trâu, bò, ngựa). Có nguồn cho rằng gia súc có xoáy tam tinh là có sức khỏe, nhưng cũng có nguồn lại nói đây là dấu hiệu của gia súc xấu, không nên mua hoặc nuôi.
-
- Sam
- Một sinh vật biển thuộc bộ giáp xác. Sam thường đi thành cặp ở dưới nước, lúc nào con sam đực cũng ôm lấy con sam cái, gọi là đôi sam. Dân gian ta có thành ngữ "thương như sam" hoặc "dính như sam."
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Kinh Thi
- Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
-
- Chi rứa
- Gì thế (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Điền
- Ruộng đất (chữ Hán 田).
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Chào mào
- Cũng gọi là chóp mào hay chốc mào, một loài chim có mào nhọn trên đầu, hai bên má có lông trắng.
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Ních
- Nhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thủy chung
- Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
-
- Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lí
- Ngọc không mài giũa thì không thành món đồ (trang sức), người không học thì không hiểu lí lẽ. Đây là một câu trong Lễ Ký, một trong Ngũ Kinh.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).