Thương thay chút nỗi anh kheo
Buồm bè chả có, kéo neo suốt ngày
Người đời tưởng thế là hay,
Chưa vô khỏi nước, gang tay đo liền.
Tìm kiếm "Thê Húc"
-
-
Tay ôm bó mạ xuống đồng
-
Hoàng Sa trời bể mênh mông
Hoàng Sa trời bể mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Hoàng Sa mây nước bốn bề
Tháng hai khao lề thế lính Hoàng SaVideo
-
Thò tay hốt ổ chim sâu
-
Thân em như trái mãng cầu
-
Vốn xưa anh ở Thổ Hà
-
Từ ngày Tây chiếm đế đô
-
Chưa chồng thì liệu đi nghe
-
Anh đố em đếm hết sao trời
-
Thân anh như trống mới bưng
-
Tần còn mong Tấn nhiều bề
-
Thượng bất khả thượng
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Anh đi về cẳng thấp cẳng cao,
-
Bởi vì cha mẹ không thương
-
Trèo lên cây gạo cao cao
-
Hỡi cô mặc yếm hoa tầm
-
Gặp em anh hỏi câu này
-
Ngó lên trời thấy trời cao lồng lộng
Ngó lên trời thấy trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất thấy đất rộng thinh thinh
Phải chi anh hoá đặng hai hình
Đi qua chèo thế, để con bạn mình nghỉ tayDị bản
Ngó lên trời thấy trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất thấy đất rộng thênh thênh
Phải chi anh hoá đặng hai hình
Để anh cấy thế cho bạn mình nghỉ ngơi
-
Thương nhau đứng đợi ngồi trông
-
Lịch sự chi đó mà làm niềm trăng gió
Chú thích
-
- Cà kheo
- Hai thanh cao bằng tre, gỗ, hoặc các nguyên liệu khác, trên có bàn đạp để có thể đứng lên đi thay chân. Cà kheo có nguồn gốc là dụng cụ mưu sinh đối với ngư dân miền biển, giúp họ lội xuống biển đánh bắt, và cũng là phương tiện đi lại của những người ở vùng mưa lũ. Trên thế giới và ở nước ta, đi cà kheo hiện nay còn được dùng để biểu diễn như làm xiếc, múa rồng, đấu võ, v.v.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Hoàng Sa
- Một quần đảo của Việt Nam gồm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông, cách đảo Lý Sơn khoảng 200 hải lí. Hoàng Sa có nghĩa là cát vàng hay bãi cát vàng. Các chính quyền của Việt Nam từ thế kỷ 17-18 đã tổ chức khai thác ở quần đảo này và đến đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn đã chính thức xác lập chủ quyền ở đây. Hiện nay, quần đảo này của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
-
- Lễ khao lề thế lính
- Một lễ hội của nhân dân huyện đảo Lý Sơn được duy trì hàng trăm năm nay. Lễ nhằm khao quân, tế sống, và làm các nghi lễ thế mạng cho những người sắp xuống thuyền đi thực thi nhiệm vụ do triều đình nhà Nguyễn giao phó, mặt khác còn để tế lễ và tưởng nhớ những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa đã khuất. Khao lề tức là lệ khao định kì hằng năm giống như hình thức cúng việc lề mà một số nơi trong nước còn gìn giữ. Thế lính là nghi lễ tế sống, mang đậm yếu tố phù phép của đạo giáo nhằm thế mạng cho người đi lính. Khi buổi lễ tế thế lính Hoàng Sa kết thúc, người lính coi như “đã có một lần chết,” và “hùng binh” ấy (như cách gọi của vua Tự Đức) có quyền tin tưởng rằng mình sẽ không còn phải chết nữa và có thể an tâm làm nhiệm vụ trong ròng rã sáu tháng trên biển.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mãng cầu
- Miền Bắc gọi là na, một loại cây ăn quả cho quả tròn có nhiều múi (thực ra, mỗi múi là một quả) khi chín có vị ngọt, mùi rất thơm. Lá, hạt và rễ mãng cầu cũng là những vị thuốc dân gian.
-
- Hương án
- Bàn thờ, thường để bát hương và các vật thờ cúng khác.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Thổ Hà
- Một ngôi làng thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, có nghề truyền thống là làm gốm, nung vôi và làm bánh đa nem.
-
- Chữ "ấm" trong "ấm nước" đồng âm với trong cậu ấm, nên mới nói là "Ai ai cũng gọi anh là con quan."
-
- Đế đô: Đế kinh, kinh đô. Ở đây là Huế, kinh đô nhà Nguyễn.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Chừng mô
- Chừng nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Bưng
- Che, bịt, phủ, bọc cho kín (ví dụ: bưng miệng cười, bưng mặt khóc, bưng trống).
Nghĩ đà bưng kín miệng bình
Nào ai có khảo mà mình lại xưng?
(Truyện Kiều)
-
- Ma trơi
- Đám sáng thường thấy lập lòe ban đêm trên bãi tha ma, do hợp chất phốt-pho từ xương người chết thoát ra và bốc cháy khi gặp không khí, theo mê tín cho là có ma hiện.
Bàn độc chen chân chó nhảy ngồi
Mồ chiều xanh lạnh lửa ma trơi
Dậu chưa đổ đã bìm chen lấn
Huyệt chửa đào xong đã quỷ cười
(Chờ đợi nghìn năm - Mai Thảo)
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Trong chữ thượng 上 thì chữ nhất 一 nằm dưới (không thể ở trên). Trong chữ hạ 下 thì chữ nhất nằm trên (không thể nằm dưới). Trong hai chữ chỉ 止 và nghi 宜 thì chữ nhất nằm dưới. Trong hai chữ bất 不 và khả 可 thì chữ nhất lại nằm trên.
Tương truyền câu này do một nhà sư đặt ra để đố Lê Quý Đôn, lúc ấy còn kiêu ngạo cho treo tấm bảng Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn 天下疑一字來問 (ai không hiểu chữ gì thì đến mà hỏi) ngoài cổng. Điều lí thú là câu này còn có thể hiểu là "Ai không hiểu chữ nhất thì đến mà hỏi."
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tuồng
- Từ dùng với ý coi thường để chỉ hạng người cùng có một đặc điểm chung nào đó.
-
- Vũ phu
- Người chồng có hành động thô bạo, thường là hay đánh đập vợ mình; nghĩa rộng là người đàn ông có thái độ, hành động thô bạo đối với phụ nữ.
-
- Gạo
- Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thinh thinh
- Thênh thênh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).