Buổi tháng giêng tháng hai anh còn ham Tam, Túc, Yêu, Lượng
Bước qua tháng chín tháng mười thì anh còn Mã, Tượng, Pháo, Xe
Em nói với anh, anh chẳng thèm nghe
Để chừ tay em ôm nón gạo, tay mót nạm củi nè, thảm chưa?
Tìm kiếm "đạo ba"
-
-
Đắt hàng nói quấy nói càng
Đắt hàng nói quấy nói càng
Ế hàng thì gánh vào làng mà rao -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hợp tác hợp te
Hợp tác hợp te
Không có miếng vải mà che cái lồnDị bản
Đi làm hợp tác hợp te
Không đủ miếng giẻ mà che cái lồn
-
Chính sách em học đã thông
Chính sách em học đã thông
Chỉ vì túng thiếu xin ông ít nhiều -
Hoan hô các bác trồng cây
– Hoan hô các bác trồng cây
Mười cây chết chín, một cây gật gù
– Các cháu có mắt như mù
Mười cây chết tiệt, gật gù ở đâu? -
Giao gì làm nấy
Giao gì làm nấy
Chỉ đâu đánh đấy
Có gì cho nấy
Hết rồi ngồi đấy -
Mần dâu tuy cực
-
Bán mua phải giá bằng lòng
-
Bạn ơi chớ vội tình vong
-
Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm -
Em buôn trầu kể mớ bán trăm
-
Thương em lắm lắm em ơi
Thương em lắm lắm em ơi
Sao em ở bạc như vôi trát nhà -
Nhân dân thì chẳng cần lo
-
Bài ca người lính hôm nay
Trải bao cuộc chiến, thắng rồi,
Nay thời dân lính về ngơi, kiếm nghề:
Đầu đường đại tá vá xe,
Giữa đường trung tá bán chè đậu đen
Cuối đường thiếu tá bán kem,
Trong làng đại úy thổi kèn đám ma
Trước sân thượng úy nuôi gà,
Đầu hồi trung úy chăm và chú heo
Ao sâu thiếu úy vớt bèo,
Vườn sau thượng sĩ leo trèo bẻ cau
Gốc đa trung sĩ cúp đầu,
Bờ đê hạ sĩ hái rau “tập tàng”
Xóm ngoài binh nhất vót nan,
Xóm trong binh nhị gảy đàn ống bơ
Ca rằng “trí dũng có thừa…”
Bởi “chiến tranh” mới ra cơ sự này!Dị bản
Đầu đường đại tá vá xe
Giữa đường trung tá bán chè đậu đen
Cuối đường thiếu tá bán kem
Về hưu đại úy thổi kèn đám ma
Thượng úy thì đi buôn gà
Trung úy về nhà lại bám đít trâu
Hỏi rằng thiếu úy đi đâu
Ba lô lộn ngược nhảy tàu Bắc NamĐầu đường đại tá vá xe
Cuối đường trung tá bán chè đỗ đen
Đại úy thì bán dầu đèn
Để cho trung úy thổi kèn đám ma
-
Đừng khinh dưa muối tương cà
Đừng khinh dưa muối tương cà
Tuy không lịch sự nhưng mà tự do -
Xưa kia ai biểu anh đành
-
Mê anh chẳng bởi túi tiền
Mê anh chẳng bởi túi tiền
Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng -
Thuyền dời nhưng bến chẳng dời
Thuyền dời nhưng bến chẳng dời
Bán buôn là nghĩa muôn đời cùng nhau. -
Gan khô ruột héo như dưa
Gan khô ruột héo như dưa
Chàng đà bạc nghĩa, thiếp chưa dứt tình -
Câu cá, cá chẳng ăn mồi
Chú thích
-
- Hốt me
- Còn có tên là đánh me hoặc đánh lú, một trò cờ bạc ngày trước, ban đầu chơi bằng hạt me, về sau thay bằng nút áo. Người ta dồn hạt me thành đống khoảng vài trăm hạt. Chiếu chơi me là vải bố dày phủ lên lớp sơn trắng, trên vạch hai đường chéo đen thành một dấu nhân ( x ) chia mặt vải thành bốn ô là Tam, Túc, Yêu, Lượng, lần lượt tương ứng với 1, 2, 3, và 4 hạt. Trước khi cược tiền, chủ cái dùng một cái que gạt bằng tre gạt từ đống hạt me ra phía trước một số lượng hạt ngẫu nhiên. Khi các con bạc cược tiền vào ô mình chọn xong, chủ cái dùng que gạt để đếm hạt me. Cứ mỗi lần gạt 4 hạt rồi lùa vào trong cho đến lượt cuối cùng chỉ còn lại 4 hạt trở xuống. Nếu thừa 1 hạt là Tam, 2 hột là Túc, 3 hạt là Yêu, 4 hạt là Lượng, rồi căn cứ vào đó mà chung tiền.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nạm
- Nắm, nhúm (nạm tóc, nạm gạo...).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Tân Nhựt
- Hiện là một xã thuộc huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
-
- Rạch Rít
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Rạch Rít, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Cỏ bàng
- Còn gọi là cói bàng hay gọi tắt là bàng, một loài cỏ cao, thân rỗng, thường mọc thành đồng những vùng đất nhiễm phèn miền Tây Nam Bộ. Củ bàng có thể ăn thay cơm, thân bàng dùng để đan nhiều đồ dùng hữu ích như đệm lót, giỏ xách, bao (cà ròn), nón, võng, nóp (một loại nệm nằm), thậm chí cả buồm cho tàu ghe hay áo mặc. Nghề đan bàng do đó là nghề kiếm sống của nhiều người dân Nam Bộ trước đây, hiện đang được phục hồi sau một thời gian mai một, chủ yếu tập trung vào chế tác hàng mỹ nghệ.
Đêm đêm trong ánh trăng mờ
Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng
(Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Chạc
- Dây bện bằng lạt tre, lạt nứa, ngắn và nhỏ hơn dây thừng.
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Gió mùa Đông Bắc
- Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.
-
- Bo bo
- Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...
-
- Và
- Vài.
-
- Rau tập tàng
- Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.
-
- Ống bơ
- Vỏ lon đồ hộp. Trước dân ta hay dùng vỏ lon sữa đặc để đong gạo.
-
- Trành
- Lưỡi gươm hoặc lưỡi dao cùn và không còn phần cán.
-
- Tôm bạc
- Còn gọi là tôm thẻ chân trắng, vì chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên gọi là tôm bạc. Tôm bạc là một loại hải sản quý.
-
- Lần hồi
- Lần lần, từ từ, ngày này qua ngày khác.