Làm trai cố chí học hành
Lập nên công nghiệp để dành mai sau
Tìm kiếm "sau Tua Rua"
-
-
Tiếng anh nho sĩ học trò
-
Thằn lằn tặc lưỡi mái tranh
-
Bởi anh ở bạc nhiều bề
Bởi anh ở bạc nhiều bề
Cho nên cá mới bỏ về vực sâu -
Học hành thì ấm vào thân
Học hành thì ấm vào thân
Quyền cao chức trọng dần dần tới sau -
Cái sọ trọc như không có tóc
Cái sọ trọc như không có tóc
Kém công danh lao lực về sau -
Làm trai đứng giữa Tháp Mười
-
Ai ơi cứ ở cho lành
Ai ơi cứ ở cho lành
Tu nhân tích đức để dành về sau -
Trách ai thói ở vô nghì
-
Ngày ngày ra đứng cửa chùa
-
Ăn bữa trưa nghĩ bữa chiều
Ăn bữa trưa nghĩ bữa chiều
Làm người phải tính mọi điều trước sau -
Làm thơ, câu đối đóng dấu hai đầu
-
Kiếp này trả nợ cho xong
Kiếp này trả nợ cho xong
Làm chi để nợ một chồng kiếp sau -
Khoan khoan hỡi ả chèo đò
Khoan khoan hỡi ả chèo đò
Đợi anh cầm lái dặn dò trước sau -
Trời xui duyên chẳng thành duyên
-
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Nái sề xồng xộc nó thì theo sau -
Gió heo lành lạnh thổi về
-
Bấy lâu anh bận chị nhà
Bấy lâu anh bận chị nhà
Để em dệt gấm thêu hoa thêm sầu. -
Trước là xây dựng Thủ đô
Trước là xây dựng Thủ đô,
Sau là bồi đắp cơ đồ nhà ta -
Dời củi bớt lửa không cần
Dời củi bớt lửa không cần
Cháy nhà chạy chữa gội nhuần ơn sâu
Chú thích
-
- Công nghiệp
- Sự nghiệp (từ Hán Việt).
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Đồng Tháp Mười
- Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.
-
- Nghì
- Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Câu đối
- Một thể loại sáng tác văn chương có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm hai vế đối nhau - nếu từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế dưới, nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra (vế xuất) và vế đối. Câu đối thường biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nhân dân ta có phong tục viết hoặc xin câu đối trong các dịp lễ tết để cầu hạnh phúc, may mắn.
Một đôi câu đối chữ Hán:
Bảo kiếm phong tùng ma lệ xuất
Mai hoa hương tự khổ hàn lainghĩa là:
Hương hoa mai đến từ giá lạnh
Kiếm sắc quý là bởi giũa mài.
-
- Tự ải
- Tự thắt cổ chết (ải tiếng Hán nghĩa là thắt cổ), có thể hiểu theo nghĩa rộng là tự sát.
-
- Heo may
- Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)
-
- Ải
- Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.