Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo
Chồng người đi ngược về xuôi
Dị bản
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em nằm bếp thò đuôi ra ngoài
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em nằm bếp thò đuôi ra ngoài
Phép vua thua lệ làng
Trứng khôn hơn vịt
Lấy trứng chọi đá
Thôi thôi tôi biết anh rồi
Anh đi bốn cẳng, anh ngồi chực ăn
Lẳng lơ chẳng một mình tôi
Thanh Lâm, Đồng Sớm cũng đôi ba người
Nói ra sợ chị em cười
Lấy chồng tháng chín, tháng mười có con
Lẳng lơ chẳng một mình tôi
Làng trên xã dưới cũng đôi ba người
Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào
Chữ trinh đáng giá ngàn vàng
Từ anh chồng cũ đến chàng là năm
Còn như yêu vụng nhớ thầm
Họp chợ trên bụng hàng trăm sá gì
Chữ tình đáng giá ngàn vàng
Từ anh chồng cũ đến chàng là năm
Còn như yêu trộm nhớ thầm
Họp chợ trên bụng đến trăm con người
Ở nhà hết gạo treo niêu
Ra đường thắt dải lụa điều bảnh bao
Em là con gái nạ dòng
Cơm cha áo mẹ dốc lòng đi chơi
Chơi cho sấm động mưa rơi
Chơi cho gương vỡ làm đôi lại liền
Chơi cho nguyệt náo trung thiên
Chơi cho lá rụng về đền vua Ngô
Chơi cho nước Tấn sang Hồ
Cho Tần sang Sở, cho Ngô sang Lào
Chơi cho bể lọt vào ao
Chơi cho trái núi lọt vào trôn kim
Chơi cho bong bóng thì chìm
Đá hoa thì nổi, gỗ lim lập lờ.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.