Ðèn tọa đăng để trước bàn thờ
Vặn lên nó tỏ, vặn xuống nó lờ
Xuống sông hỏi cá, lên bờ hỏi chim
Trách ai làm cho thố nọ xa tiềm
Em xa người nghĩa mà nằm điềm chiêm bao
Tìm kiếm "chim ô"
-
-
Có thương thì thương
-
Tôi đi khắp bốn phương trời
-
Đờn độc huyền nhỏ tiếng kêu thanh
-
Con cổ ngắn, con cổ dài
-
Anh xa em anh ăn cơm với cá
Anh xa em anh ăn cơm với cá
Em xa anh, em chan nước mắt thay canh.
Nhớ ai con mắt lim dim
Chân đi thất thểu như chim tha mồi
Nhớ ai hết đứng lại ngồi
Ngày đêm tơ tưởng một người tình nhân -
Nhà anh chẳng chiếu, chẳng giường
-
Buổi tiền duyên sao anh không ngăn không đón
-
Khoai lang Đồng Phó
Khoai lang Đồng Phó
Đậu phộng Hà Nhung
Chàng bòn, thiếp mót, đổ chung một gùi
Chẳng qua duyên nợ sụt sùi
Chàng giận, chàng đá cái gùi lăn đi
Chim kêu dưới suối Từ Bi
Nghĩa nhân còn bỏ, huống chi cái gùi!Dị bản
-
Lưng đằng trước
-
Trèo lên cây bưởi hái hoa
-
Buồn về một tiết tháng giêng
Buồn về một tiết tháng giêng
May áo cổ kiềng người mặc cho ai
Buồn về một tiết tháng hai
Bông chửa ra đài người đã hái hoa
Buồn về một tiết tháng ba
Con mắt la đà trong dạ tương tư
Buồn về một tiết tháng tư
Con mắt lừ đừ cơm chả buồn ăn
Buồn về một tiết tháng năm
Chưa đặt mình nằm gà gáy chim kêu
Buồn về tiết tháng sáu này
Chồng cày vợ cấy chân chim đầy đồng
Bấy giờ công lại hoàn côngDị bản
Buôn bấc rồi lại buôn dầu
Buôn nhiễu đội đầu, buôn nhẫn lồng tay
Sầu về một tiết tháng giêng
May áo cổ kiềng người mặc cho ai
Sầu về một tiết tháng hai
Bông chửa ra đài người đã hái hoa
Sầu về một tiết tháng ba
Mưa héo ruộng cà nắng cháy ruộng dưa
Sầu về một tiết tháng tư
Con mắt lừ đừ cơm chẳng buồn ăn
Sầu về một tiết tháng năm
Chưa đặt mình nằm gà gáy sang canh
-
Viết thư sang hỏi thăm chàng
Viết thư sang hỏi thăm chàng
Còn không hay đã đá vàng nơi nao?
Hay là mắc phải con nào
Bùa yêu bả lú phải làm sao cho tỏ tường
Vắng chàng tôi những nhớ thương
Vì chàng mê gái tìm đường phụ tôi
Tôi làm cho lứa quên đôi
Tôi làm cho rã cho rời nhau ra
Làm cho tan nát biệt xa
Cho chim lìa tổ, cho hoa lìa cành
Tôi làm cho nó lìa anh
Cho người ta biết anh tình phụ tôi -
Con cá lóc nằm trên bụi sặt
-
Trước nhà em có cây tùng tán, trả một ngàn không bán
– Trước nhà em có cây tùng tán, trả một ngàn không bán
Sau nhà em có cây liễu rũ, nhiều chủ muốn mua
Thân em như trái thơm chua
Kẻ ngang qua chép miệng, người muốn mua không tiền
– Trước nhà em có cây tùng tán ngã ngáng bên đường
Sau nhà em có cây liễu rũ để chim cú đậu đỡ đôi ngày
Thân em như trái thơm chua
Núp trong bụi rậm chờ ngày sóc ăn. -
Hỡi anh áo trắng quần là
Hỡi anh áo trắng quần là
Sao anh không bảo mẹ già nhuộm thâm.
Ví dù áo ấy em cầm
Thì em sẽ nhuộm màu thâm, màu vàng.
Vạt áo em nhuộm màu vàng
Vạt con em cũng nhuộm vàng cho anh.
Bốn nách kết đôi trường linh
Đôi tay em kết chim xinh rõ ràng.
Ngày mai anh ra ngoài làng
Cho lắm kẻ ngắm, cho làng xóm trông. -
Em là con gái nạ dòng
Em là con gái nạ dòng
Cơm cha áo mẹ dốc lòng đi chơi
Chơi cho sấm động mưa rơi
Chơi cho gương vỡ làm đôi lại liền
Chơi cho nguyệt náo trung thiên
Chơi cho lá rụng về đền vua Ngô
Chơi cho nước Tấn sang Hồ
Cho Tần sang Sở, cho Ngô sang Lào
Chơi cho bể lọt vào ao
Chơi cho trái núi lọt vào trôn kim
Chơi cho bong bóng thì chìm
Đá hoa thì nổi, gỗ lim lập lờ. -
Cục ta cục tác
Cục ta cục tác
Chữ kê là gà
Giữ cửa giữ nhà
Chữ khuyển là chó
Bắt chuột bắt bọ
Chữ miêu là mèo
Ăn cám ăn bèo
Chữ trư là lợn
Vừa cao vừa lớn
Chữ tượng là voi
Ăn trầu đỏ môi
Chữ phật là bụt … -
Mình rằng mình quyết lấy ta
Mình rằng mình quyết lấy ta
Ðể ta hẹn cưới hăm ba tháng này
Hăm ba nay đã đến ngày
Ta hẹn mình rày cho đến tháng giêng
Tháng giêng năm mới chưa nên
Ta hẹn mình liền cho đến tháng hai
Tháng hai có đỗ có khoai
Ta lại vật nài cho đến tháng tư
Tháng tư ngày chẵn tháng dư
Ta lại chần chừ cho đến tháng năm
Tháng năm là tháng trâu đầm
Ta hẹn mình rằng tháng sáu mình lên
Tháng sáu lo chửa kịp tiền
Bước sang tháng bảy lại liền mưa ngâu
Tháng bảy là tháng mưa ngâu
Bước sang tháng tám lại đầu trăng thu
Tháng tám là tháng trăng thu
Bước sang tháng chín mù mù mưa rươi
Tháng chín là tháng mưa rươi
Bước sang tháng mười đã đãi mưa đông
Quanh đi quẩn lại em đã có chồng
Như chim trong lồng, như cá cắn câu -
Vè con gái làng Sấu
Con gái làng Sấu
Hay cấu hay cào
Cấu ra bờ rào
Cấu vào chuồng lợn
Nào ai có tợn
Lấy gái làng này?
Nó vác cả cày
Ra đồng nó cấu
Nó vác cả đấu
Ra đồng nó đong
Nó vác cả nong
Ra đồng nó quạt
Nó vác cả tháp
Ra đồng nó xây
Nó gói cả mây
Bỏ trong giỏ nó
Nó thắt khăn đỏ
Nó múa gươm thần …
Chú thích
-
- Đèn tọa đăng
- Đèn dầu để bàn cũ.
-
- Thố
- Đồ đựng nhỏ, bằng sành sứ hay thủy tinh, dùng đựng cơm, đồ ăn.
-
- Tiềm
- Đồ đựng bằng sành sứ giống như cái nồi nhỏ, có nắp, dùng đựng cơm, thức ăn.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Thọ Xương
- Tên một huyện của thành Thăng Long xưa.
-
- Me xừ
- Từ tiếng Pháp monsieur, nghĩa là "quý ông."
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Ngan
- Còn gọi là vịt Xiêm, ngan dé, ngan cỏ, một giống gia cầm thuộc họ vịt nhưng lớn hơn vịt, đầu có mào thịt đỏ. Tương truyền đây là giống ngan ngày xưa Xiêm La (tên gọi cũ của Thái Lan) mang triều cống nước ta. Thịt ngan được chế biến thành nhiều món ăn ngon như bún ngan, ngan giả cầy, ngan om sấu, ngan nấu măng, v.v.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Đồng Phó
- Một địa danh nay thuộc xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
-
- Hà Nhung
- Một làng thuộc huyện Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
-
- Gùi
- Đồ đan bằng tre hoặc mây, có hai quai để vác trên vai (động tác vác gùi cũng gọi là gùi, ví dụ gùi thóc gạo). Gùi rất phổ biến ở các vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là Tây Nguyên.
-
- Suối Từ Bi
- Một dòng suối ở xóm Tiên An, ấp Tiên Thuận, xã Bình Giang, quận Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Có tên như vậy vì hai bên bờ suối mọc rất nhiều cây từ bi.
-
- Theo Nước non Bình Định của Quách Tấn thì câu ca là biểu tượng mối bất hòa của Đại tướng Tây Sơn Võ Văn Dũng với các sắc tộc thiểu số quanh vùng. Tương truyền sau khi bị bắt cùng vợ chồng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân ở Nghệ An, Võ Văn Dũng trốn thoát được về quê hương, đem hai con của Nguyễn Nhạc là Văn Đức, Văn Lương và cháu là Văn Đẩu lẩn tránh trên vùng núi Đồng Phó, Vĩnh Thạnh, tại các làng người thiểu số trước từng hợp tác với nhà Tây Sơn. Quan hệ giữa họ với Võ Công sau không còn gắn bó nữa. Năm Minh Mạng thứ 12 - 1831, chú cháu Văn Đức bị bắt đem về Phú Xuân hành quyết, còn trơ trọi một mình, Võ Công lang thang như mây ngàn, rày đây mai đó khắp vùng thượng nguồn sông Côn...
-
- Suối Mít
- Một dòng suối thuộc thôn Hòa Trinh, xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Suối Mít phát nguyên từ miền tây xã Sơn Định chảy theo các triền núi xuống An Xuân, An Lĩnh (huyện Tuy An) rồi chảy ra sông Cái. Ngày trước hai bên bờ dân ở khá đông và chuyên trồng mít.
-
- Hòn Vung
- Một tên khác của thôn Phước Hậu, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây trồng nhiều đậu phộng.
-
- Hòn Chúa
- Tên một hòn núi cao 1310m thuộc dãy Đèo Cả, thuộc tỉnh Phú Yên, tiếp giáp với Khánh Hoà.
-
- Lạc
- Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.
-
- Hòn Vung
- Tên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, có tên như vậy vì nhìn giống một cái nắp vung úp. Tên "Hòn Vung" thường được phát âm sai thành Hòn Dung.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Tầm xuân
- Một loại hoa hồng leo, thân nhiều gai. Hoa tầm xuân có màu hồng nhạt, có nhiều cánh, đến lúc chín thì thành quả màu cam đỏ. Tầm xuân thường được trồng làm cảnh và làm thuốc Đông y.
-
- Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc bài ca dao và đặt tên là "Nụ tầm xuân." Nghe ca sĩ Ái Vân trình bày bài hát.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Bả lú
- Đánh bả làm cho người khác lú lẫn, si dại.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Sặt
- Một loại cây, thuộc họ cây trúc rừng, thân nhỏ, rất thẳng và chắc, sống nơi có khí hậu ẩm, mát mẻ. Cây phát triển chậm nhưng tươi tốt quanh năm. Măng sặt chỉ to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm và ngọt, rất dễ chế biến.
-
- Bẫy dò
- Gọi tắt là dò, một loại bẫy đặt dưới đất đễ bẫy các loại chim, gà rừng. Bẫy dò được làm rất công phu bằng những sợi mây cực dẻo, kết hợp với những sợi thòng lọng làm bằng các loại dây mảnh và chắc (dây gai, tơ tằm…), cài trên những vùng các loại chim hay qua lại kiếm ăn. Dò có nhiều cỡ: lớn, nhỏ, dài, ngắn… để đánh bắt các loại chim khác nhau.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Làm chay
- Làm lễ cúng để cầu cho linh hồn người chết được siêu thoát, theo quan niệm dân gian.
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Cồng cộc
- Tên gọi miền Nam của chim cốc đế, một loại chim làm tổ trong các rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Chim có đầu, mào, cổ toàn bộ mặt lưng và đuôi màu đen, cánh xanh lục hay tím đỏ. Thức ăn chủ yếu là cá.
-
- Nghi nga
- Thả sức, tha hồ.
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Tùng
- Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Trường linh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Trường linh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Nguyệt náo trung thiên
- Trăng rộn giữa trời (thành ngữ Hán Việt).
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Tấn
- Một trong những nước chư hầu mạnh nhất trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ thế kỉ 11 TCN đến năm 376 TCN, trải qua 40 đời vua.
-
- Hồ
- Tên gọi chung chỉ các dân tộc ở phía tây và phía bắc Trung Quốc như Hung Nô, Tiên Ti, Ô Hoàn, Đê, Khương, Thổ Phồn, Đột Quyết, Mông Cổ, Khiết Đan, Nữ Chân...
-
- Tần
- Tên triều đại kế tục nhà Chu và được thay thế bởi nhà Hán, kéo dài từ năm 221 đến 206 trước Công nguyên trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Tần, đứng đầu là Tần Thủy Hoàng Đế, có công rất lớn trong việc thống nhất Trung Quốc, đặt nền móng cho nhiều mặt văn hóa - lịch sử của Trung Quốc, nhưng cũng gây bất bình mạnh mẽ trong nhân dân vì cách cai trị hà khắc. Vì vậy, chỉ 4 năm sau khi Tần Thủy Hoàng chết, nhà Tần đã bị các cuộc khởi nghĩa nông dân làm suy yếu, và cuối cùng mất vào tay Hạng Vũ, kéo theo đó là cuộc Hán Sở tranh hùng kéo dài 5 năm với kết quả là sự thành lập nhà Hán của Hán Cao Tổ Lưu Bang.
-
- Sở
- Một nước thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc vào khoảng năm 1030 đến 223 trước Công nguyên. Với sức mạnh của mình, Sở đã tiêu diệt 45 chư hầu lớn nhỏ và ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm toàn bộ các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, và một phần của các tỉnh thành Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Quý Châu, An Huy, Chiết Giang ngày nay.
-
- Ngô
- Cũng gọi là Đông Ngô (phân biệt với Đông Ngô thời Tam Quốc), một nước chư hầu của nhà Chu trong thời Xuân Thu ở Trung Quốc. Ở nước ta, nước Ngô được biết đến nhiều nhất có lẽ qua cuộc chiến tranh Ngô-Việt mà kết cục là nước Việt do Việt Vương Câu Tiễn lãnh đạo đã tiêu diệt hoàn toàn nước Ngô vào năm 473 TCN, Ngô Vương là Phù Sai tự vẫn.
-
- Cẩm thạch
- Tên dân gian là đá hoa, tên gọi chung của một số loại đá rất cứng và nặng, có thể mài giũa cho bóng loáng, thường được dùng trong nghệ thuật điêu khắc và trang trí.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Mưa ngâu
- Tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 âm lịch hằng năm. Trong dân gian có câu thành ngữ Vào mùng 3, ra mùng 7, nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch. Các cơn mưa thường không liên tục, rả rích. Tên mưa gắn với truyền thuyết Ngưu Lang - Chức Nữ.
-
- Đông Sấu
- Cũng gọi là làng Sấu, địa danh nay là một thôn thuộc xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.