Ngày đi trăm hẹn trăm hò
Dị bản
Ngày đi non nước hẹn hò
Ngày về vắng dạng con đò Thủ Thiêm
Ngày đi non nước hẹn hò
Ngày về vắng dạng con đò Thủ Thiêm
Đêm qua gió bấc mưa dầm
Đèn lầm với bóng, bóng lầm với anh
Ăn thì chẳng nhớ tới ai,
Đến khi phải bỏng cứ tai mà sờ.
Hoa thơm đang buổi sáng mai
Gần trưa đứng bóng hoa phai dần dần
Dù ai gieo tiếng ngọc
Dù ai đọc lời vàng
Bông sen hết nhụy bông tàn
Em đây giữ tiết như nàng Nguyệt Nga
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Làm trâu tế sống mẹ chồng
Cái ơn mẹ ẵm mẹ bồng chồng con
Bươm bướm mà đậu cành hồng
Đã yêu con chị lại bồng con em
Bươm bướm mà đậu cành bông
Đã dê con chị lại bồng con em
Ði ngang thấy ngọn đèn chong
Thấy em nho nhỏ muốn bồng mà ru
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
Phượng hề phượng hề quy cố hương
Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng
Thời vị ngô hề vô sở tương
Hữu diện thục nữ tại khuê phường
Thất nhĩ ngân hà, sầu ngã trường
Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
Tương hiệt ương hề cộng cao tường
Trong Bích Câu Kỳ ngộ có câu:
Cầu hoàng tay lựa nên vần
Tương Như lòng ấy Văn Quân lòng nào
Như chuyện Tương Như và Trác thị,
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
Vườn xuân trắng xóa hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng
(Hoa với rượu - Nguyễn Bính)
Nỗi nàng tai nạn đã đầy,
Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.
(Truyện Kiều)
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.