Tìm kiếm "định tường"
-
-
Lẫm vàng chùa Cóc, lẫm thóc Đô Quan
-
Được cánh đồng Sòng, no lòng thiên hạ
-
Giàu Phương Để, phong thế Trí An
-
Văn quan phủ, phú quan Nghè, kinh nghĩa chỉ huy, thì quan Hoàng giáp
-
Rượu Đông Cường, đường xã Trung
-
Bao giờ Phạm Pháo có đình
-
Trời chớp Mũi Nạy thức dậy mà đi
-
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh
-
Hột cơm còn dính kẽ răng
Dị bản
Miếng cơm còn dính kẽ răng
-
Chớ khinh chùa Tích không thờ
-
Cạch đến già
Cạch đến già
-
Vạc Đinh lại trở về Lê
-
Con ai đem bỏ chùa này
-
Mồng một chơi cửa, chơi nhà
-
Anh về dưới Vạn ăn dưa
-
Có chàng Công Tráng họ Đinh
-
Ba Đình trăm trận xông pha
Ba Đình trăm trận xông pha
Đinh Công đánh giặc, nước nhà vẻ vang. -
Chú chém cháu
-
Búp sen lai láng giữa hồ
Chú thích
-
- Sông Vị Hoàng
- Tên một con sông đào chảy qua đất Vị Hoàng, thuộc tỉnh Nam Định. Theo sử cũ, sông Vị Hoàng được đào vào đời Trần, nối sông Đáy với sông Vĩnh Tế (Vĩnh Giang) chảy quanh co quanh phủ Thiên Trường xưa. Năm 1832, vua Minh Mạng cho đào một con sông mới, được gọi là sông Đào, để chia sẻ dòng nước từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá, tách làng Vị Hoàng thành hai làng: Vị Hoàng và Vị Khê. Từ đây, nước sông Hồng không còn đổ nhiều vào sông Vị Hoàng, sông bị bồi lấp dần, nên gọi là sông Lấp. Ngày nay, hầu như không còn vết tích của sông Vị Hoàng.
Sông Vị Hoàng chính là con sông đã đi vào thơ Tế Xương:
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
-
- Lẫm
- Nhà chứa thóc, có chỗ đọc trại thành lậm.
-
- Chùa Cóc
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chùa Cóc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đô Quan
- Xưa tên là Quán Đổ, nay là thôn Đô Quan thuộc xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định . Ở đây có đình Đô Quan thờ Trần Nhân Trứ, một danh tướng thời nhà Trần.
-
- Lẫm thóc Đô Quan: Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: "Tương truyền xưa có ông quan Thân vệ Trần Nhân Trứ ở Đô Quan Vọng Doanh đánh cờ với Trần Ích Tắc, ích Tắc thua cờ gán đất đồng Mía, đồng Cà, đồng Cồn cho Nhân Trứ, nên đất tuy thuộc Tân Chân mà do người phường Quán Đổ (sau mới đổi ra Đô Quan) quản lý."
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Được cánh đồng Sòng, no lòng thiên hạ
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Đồng Sòng thuộc xã Tây Lạc (nay thuộc xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định — Ca dao Mẹ), đất cao lại chua, tương truyền sư Không Lộ ăn cá đổ dấm thừa ra đó, năm nào có nhiều mưa cày cấy được, thì mới có thóc thu hoạch nên mới có câu này.
-
- Phương Để
- Một xã nay thuộc địa phận xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
-
- Trí An
- Một xã nay là thôn Trí An thuộc xã Nam Hoa, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
-
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: "Quan Tri huyện Phạm Công Thái có văn tài, quan nghè Bái Dương Ngô Thế Vinh có nhiều bài phú rất hay, thời ấy thơ văn bác học, lời lẽ sâu sắc thì ai cũng suy tôn Hoàng Giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị." Phạm Công Thái, Ngô Thế Vinh, và Phạm Văn Nghị đều là người tỉnh Nam Định.
-
- Đông Cường
- Tên một thôn thuộc xã Quần Phương hạ, nay thuộc thị trấn Yên Định, tỉnh Nam Định. Tại đây có nhà thờ Đông Cường, một nhà thờ gỗ hoàn toàn không dùng đinh.
-
- Rượu Đông Cường, đường xã Trung
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Ở Đông Cường (thuộc Hải Hậu, Nam Định ngày nay) có tục bán rượu giả dối, lúc nếm rất ngon, nhưng mang về thì nhạt như nước lã. Xã Trung (Quần Phương trung) đường xá bùn lầy nhớp nháp chẳng ai muốn đến.
-
- Phạm Pháo
- Địa danh nay thuộc xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
-
- Phương Đê
- Một xã thuộc tổng Quần Anh (sau đổi thành Quần Phương), nay thuộc địa phận huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
-
- Nha
- Sở quan (từ Hán Việt), nơi các quan làm việc. Theo Thiều Chửu: Ta gọi là quan nha 官衙 hay là nha môn 衙門 vì ngày xưa trước quân trướng đều cắm lá cờ có tua như cái răng lớn, nên gọi là nha môn 衙門, nguyên viết là 牙門.
-
- Mũi Đại Lãnh
- Còn có tên gọi khác là Mũi Nạy, Mũi Ba, Mũi Điện, Cap Varella (đặt theo tên một tướng giặc Pháp tự cho có công phát hiện nơi này), thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Đây là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển. Trên mũi có ngọn hải đăng lớn chỉ đường cho tàu thuyền trong khu vực. Đây được xem là điểm cực Đông, nơi đón ánh nắng đầu tiên của nước ta.
-
- Đề Gi
- Một làng biển thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, nằm ngay cửa nơi vịnh Nước Ngọt ăn thông ra biển. Đề Gi nổi tiếng với nghề làm muối và nước mắm, và hiện nay cũng đang là một cảng biển tấp nập.
-
- Hột cơm còn dính kẽ răng
- Cơm (được người khác cho) ăn còn dính ở kẽ răng (đã mở miệng chê bai hoặc phản bội).
-
- Chùa Tích
- Tức chùa Phật Tích (Phật Tích tự 佛跡寺) còn gọi là chùa Vạn Phúc (Vạn Phúc tự 萬福寺) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam.
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Đinh
- Một triều đại phong kiến trong lịch sử nước ta, bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và kết thúc năm 980 khi con của ông là Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn. Đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), nhà Đinh đã mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.
-
- Tiền Lê
- Một triều đại phong kiến trong lịch sử nước ta, bắt đầu khi con trai của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980. Nhà Tiền Lê giữ quốc hiệu Đại Cồ Việt của nhà Đinh, trải qua ba đời vua và chấm dứt khi Lê Ngọa Triều qua đời, và hoàng tử kế vị đang còn nhỏ tuổi.
-
- Dương Vân Nga
- (? - 1000) Hoàng hậu của nhà Đinh (vợ vua Đinh Tiên Hoàng) và nhà Tiền Lê (vợ vua Lê Đại Hành). Hiện nay vẫn còn nghi vấn về tên họ thật của bà (Đại Việt sử kí toàn thư chỉ chép bà là Dương thị, nghĩa là người phụ nữ họ Dương). Tương truyền, lúc sơ sinh bà hay khóc về đêm (khóc dạ đề), thì có một đạo sĩ đi ngang qua, đọc hai câu thơ làm bà nín khóc ngay:
Nín đi thôi, nín đi thôi
Một vai gánh vác cả đôi sơn hàCon gái của bà với Lê Hoàn là Lê Thị Phất Ngân trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ, mẹ vua Lý Thái Tông sau này, vì vậy bà được gọi là Dương thái hậu. Hình ảnh bà được nhắc đến nhiều trong dân gian.
Xem vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga.
-
- Chính cung
- Cung là từ gọi những người hoặc vật thuộc hoàng tộc ngày trước. Chính cung là hoàng hậu, phi tần gọi là lục cung, thái tử là trừ cung, hầu gái trong cung gọi là cung nữ...
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Chợ Quả Linh
- Một chợ nổi tiếng ở Nam Định xưa.
-
- Chợ Trình
- Một cái chợ nổi tiếng ở Nam Định xưa.
-
- Chợ Viềng
- Một phiên chợ Tết đặc biệt của Nam Định xưa. Tương truyền ngày xưa ở Nam Định có đến 3, 4 chợ cùng mang tên chợ Viềng. Chợ Viềng chính nằm ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, họp vào ngày 8 tháng Giêng. Dân vùng này tin rằng buôn bán vào ngày này sẽ gặp may mắn quanh năm. Do đó, nếu gặp những ngày có mưa gió, lại gặp đò ngang cách trở, dân buôn tự động họp chợ ở một nơi nào đó để buôn bán gọi là “lấy ngày”, cầu may cho cả năm, thế là một phiên chợ Viềng mới được thành hình.
-
- Vạn
- Một làng chài nay thuộc xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
-
- Chụt
- Tên một làng nay thuộc xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
-
- Đinh Công Tráng
- (1842 - 1887) Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Ông quê làng Tráng Xá, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ, ông gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm, rồi tham gia trận Cầu Giấy ngày 19/5/1883. Sau khi cuộc khởi nghĩa Ba Đình thất bại, ông rút về về Nghệ An, định gây dựng lại phong trào, nhưng không may hi sinh trong một trận đánh vào ngày 5/10/1887. Tướng Pháp Mason nhận định: "[Ông là] Người có trật tự, trọng kỉ luật, cương trực, hay nghiêm trị những thủ hạ quấy nhiễu dân; có chí nhẫn nại, biết mình biết người, không bao giờ hành binh cẩu thả, giỏi lập trận thế."
-
- Ba Đình
- Vùng đất gồm ba làng Mậu Thịnh, Mỹ Khê và Thượng Thọ thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Có tên gọi như thế vì ở mỗi làng có một cái đình, ở làng này có thể trông thấy mái đình của hai làng kia. Nơi đây từng là căn cứ của cuộc khởi nghĩa do Đinh Công Tráng làm thủ lĩnh vào cuối thế kỉ 19. Ba Đình có địa thế phòng thủ rất tốt, chung quanh có lũy tre dày phủ kín, nằm giữa một cánh đồng bao la trũng nước, từ đây có thể khống chế được quốc lộ 1, nơi yết hầu của giặc Pháp từ Bắc vào Trung.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Câu ca này tương truyền kể về Đinh Bộ Lĩnh, vị vua khởi nghiệp nhà Đinh (968-980). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép:
“Vua mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự biết kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau: "Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, bọn ta nếu không theo về, ngày sau hối thì đã muộn". Bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm trưởng ở sách Đào Áo. Người chú của vua giữ sách Bông chống đánh với vua. Bấy giờ, vua còn ít tuổi, thế quân chưa mạnh, phải thua chạy. Khi qua cầu ở Đàm Gia Nương Loan, cầu gãy, vua rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai con rồng vàng hộ vệ vua, nên sợ mà lui. Vua thu nhặt quân còn sót, quay lại đánh, người chú phải hàng. Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương.”
-
- Lai láng
- Tràn đầy khắp nơi như đâu cũng có. Từ này cũng được dùng để chỉ trạng thái tình cảm chứa chan, tràn ngập.
Lòng thơ lai láng bồi hồi,
Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.
(Truyện Kiều)