Mặt nhìn trăng, trăng lại còn khuya
Muốn quăng câu sợ cá mê đìa không ăn
Tìm kiếm "đỉa phải vôi"
-
-
Thân em như cá dưới đìa
-
Con ơi đừng khóc, đừng la
-
Chèo ghe sợ sấu ăn chưn
-
Bấy lâu cá cựu ở đìa
-
Chồng em nó chẳng ra gì
Chồng em nó chẳng ra gì
Tổ tôm, xóc đĩa nó thì chơi hoang
Nói ra, xấu thiếp hổ chàng
Nó giận, nó phá tan hoang cửa nhà
Nói đây, có chị em nhà
Còn năm thúng thóc với vài cân bông
Em bán trả nợ cho chồng
Còn ăn hết nhịn, hả lòng chồng con
Đắng cay ngậm quả bồ hòn
Cửa nhà gia thế, chồng con kém người
Nói ra, sợ chị em cười
Con nhà gia giáo lấy người đần ngu
Rồng vàng tắm nước ao tù
Người khôn ở với người ngu nặng mình -
Hòn đất mà biết nói năng
-
Nếu mà long hổ có tay
Nếu mà long hổ có tay
Thì thầy địa lí có ngày mất răng -
Chiều chiều ngó ngọn cây bần
-
Thổ công là cha, chúa nhà là con
Thổ công là cha,
Chúa nhà là con -
Chim quyên đậu miếu thổ thần
-
Thấy anh hay chữ em hỏi thử đôi lời
-
Tuy em chữ nghĩa nhấp nhem
Tuy em chữ nghĩa nhấp nhem
Anh không đối đặng, ai thèm ưng anhDị bản
Tuy em chữ nghĩa nhấp nhem
Anh không đi lính, ai thèm lấy anh
-
Con chi ăn mà không uống
-
Thuyền xuôi, anh bỏ sang sào
-
Tát đìa nhử giặc vào đây
Tát đìa nhử giặc vào đây
Tây vào giựt cá chôn thây tại đìa. -
Ham vui tôi mới tới đám đông
-
Anh ham xóc đĩa cò quay
-
Hiu hiu gió thổi đầu non
Hiu hiu gió thổi đầu non
Mấy người uống rượu là con Ngọc Hoàng
Ngọc Hoàng ngồi tựa ngai vàng
Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi
Tưởng rằng con uống con chơi
Ai dè con uống con rơi xuống sình!Dị bản
-
Đã từng trên thẳm dưới sâu
Chú thích
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Cá sấu
- Một loài bò sát ăn thịt, thường sống ở môi trường nước như đầm lầy, sông suối, có bộ hàm rất khỏe. Chữ sấu trong cá sấu bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 (shou) có nghĩa là "thú." Người Trung Quốc xưa gọi như vậy vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú.
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Bưng
- Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Từ này có gốc từ tiếng Khmer trapéang (vũng, ao), ban đầu đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng cũng thường được kết hợp với biền (biến âm của biên) thành bưng biền.
-
- Đỉa
- Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.
-
- Cựu
- Cũ, xưa (từ Hán Việt).
-
- Dìa
- Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Tổ tôm
- Một trò chơi bài lá phổ biến trong dân gian ngày trước (hiện chỉ thấy được chơi ở nước ta), thường chơi trong các dịp lễ, Tết. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "tụ tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách.
-
- Xóc đĩa
- Lối đánh bạc ăn tiền bằng cách xóc bốn đồng tiền (hoặc bốn miếng bìa có hai mặt khác nhau) trong một cái đĩa, trên có bát úp kín, ai đoán trúng có mấy đồng sấp, mấy đồng ngửa thì được. Có nơi gọi xóc đĩa là xóc dĩa, hoặc có tên khác là mở bát.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Gia thế
- Thế lực, tầm ảnh hưởng của một gia đình.
-
- Gia giáo
- Có nền nếp, có giáo dục (thường nói về gia đình phong kiến thời trước).
-
- Thầy địa lí
- Người làm nghề xem thế đất để tìm chỗ đặt mồ mả, dựng nhà cửa cho được may mắn, theo thuật phong thủy.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.
-
- Đơm
- Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
-
- Vần cơm
- Xoay nồi cơm trong bếp cho chín đều.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Theo giai thoại, câu này được hát để chế giễu tật chột mắt của ông Trần Hàn.
-
- Tạo thiên lập địa
- Lập nên trời đất.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Trỏng
- Trong ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- La bàn
- Còn gọi là địa bàn, một dụng cụ xác định phương hướng, được người Trung Quốc phát minh vào khoảng thế kỉ 11. La bàn gồm có một kim nam châm luôn luôn chỉ phương Bắc - Nam. Từ này được tạo thành bởi hai chữ la (lưới - người Trung Quốc quan niệm trời đất là lưới võng, như thiên la địa võng) và bàn (vật tròn dẹt).
-
- Cò quay
- Lối đánh bạc dùng một cái mỏ (tựa như mỏ cò) quay trên một bảng số, khi dừng lại chỉ số nào thì người đặt số ấy được.
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Sình
- Bùn lầy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Nhị tì
- Bãi tha ma, nơi chôn cất người chết. "Nhị tì" chính là chữ "nghĩa địa" đọc theo âm Quảng Đông.
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).