Cái gì vừa quả vừa hoa
Con nít cũng thích ông già cũng mê
Ra đường dù thấy tràn trề
Ngắm nhìn thì được, mân mê thì đừng
Tìm kiếm "quả hồng"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Năm nay nghèo quá, đội nón lá bung vành
Năm nay nghèo quá, đội nón lá bung vành
Anh hai ơi! Cho xin cắc bạc, mua nón lành đội chơi! -
Kinh xáng chảy qua Cái Tre
-
Trăng lên cao quá trăng mờ
Trăng lên cao quá trăng mờ
Mây bay xa quá ai chờ được mây -
Con gái La Qua, qua đường qua chọc
-
Hoài mồm ăn quả quýt khô
Hoài mồm ăn quả quýt khô
Hoài thân mà lấy nhà nho lúc tàn
Nhà nho chữ nghĩa dở dang
Xui nguyên giục bị, làm đơn kiếm tiền
Nhà nho cái chữ đã hèn
Cái sức lại yếu, đua chen bằng gì?
Nhà nho tính khí kiêu kì
Phân tranh miếng thịt, suy bì miếng xôi
Chồng nho khổ lắm ai ơi
Biết không ra biết, ngu thời chẳng ngu! -
Lấy ai bất quá lấy thầy
-
Nắc nẻ bay qua cành cam
-
Tiếng nói rít qua kẽ răng
-
Đói lòng ăn quả thanh yên
-
Đàn bà sao quá vô duyên
-
Anh đi ngang qua cửa sao không vào
-
Vạ vịt chưa qua, vạ gà đã đến
Vạ vịt chưa qua, vạ gà đã đến
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Giả chết bắt quạ, giả mù coi lồn
Giả chết bắt quạ
Giả mù coi lồn -
Nói khó cho qua buổi chợ
-
Nói quấy nói quá
Nói quấy nói quá
-
Tháng tám đói qua, tháng ba đói chết
-
Tháng bảy chưa qua, tháng ba đã tới
Tháng bảy chưa qua, tháng ba đã tới
-
Lưỡi mềm độc quá đuôi ong
Lưỡi mềm độc quá đuôi ong
-
Tội vịt chưa qua, tội gà đã tới
Tội vịt chưa qua,
Tội gà đã tới
Chú thích
-
- Xáng
- Máy dùng để đào kênh và nạo vét bùn. Con kênh do xáng đào mà có gọi là kênh xáng.
-
- Cái Tre
- Một địa danh nay thuộc xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
-
- La Qua
- Một làng thuộc tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc khối phố 3, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam. La Qua là một trong những căn cứ quan trọng của thực dân dưới thời Pháp thuộc.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Phước Chỉ
- Một xã thuộc huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
-
- Chỉ
- Chị ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xui nguyên giục bị
- Xúi giục cả bên nguyên cáo và bên bị cáo trong một vụ kiện. Hiểu rộng ra là hành động xui cả bên này lẫn bên kia, làm cho hai bên mâu thuẫn, xung đột với nhau, gây thiệt hại lẫn nhau, còn mình thì đứng giữa hưởng lợi.
-
- Nắc nẻ
- Tên gọi chung các loài bướm cỡ lớn, màu nâu, nhiều bụi phấn, thường bay về đêm, đập cánh phành phạch.
-
- Sơn ca
- Cũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.
-
- Lang
- Chó sói. Theo Thiều Chửu: Tính tàn ác như hổ, cho nên gọi các kẻ tàn bạo là lang hổ 狼虎.
-
- Thanh yên
- Còn gọi là chanh yên, là một loại cây họ chanh. Quả ra vào tháng 6, khá to, màu vàng chanh khi chín, vỏ sần sùi, dày, mùi dịu và thơm; cùi trắng, dịu, nạc, tạo thành phần chính của quả; thịt quả ít, màu trắng và hơi chua.
-
- Tội chi
- Tội tình gì... (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Hội Nõ Nường
- Còn gọi là lễ hội Trò Trám, diễn ra vào đêm 11 và ngày 12 tháng Giêng Âm lịch hàng năm ở xóm Trám, xã Tứ Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội Trò Trám là lễ hội phồn thực của người Việt cổ nhằm tôn vinh sức sống con người, cầu cho mùa màng tươi tốt, mọi vật sinh sôi nảy nở. Lễ hội này gồm ba phần chính:
1. Lễ mật tắt đèn hay lễ hội "Linh tinh tình phộc," diễn ra tại Miếu Trò vào đêm ngày 11 tháng Giêng. Chủ tế đưa cho người con trai một vật bằng gỗ gọi là Nõ (tượng trưng cho sinh khí thực nam) và người con gái một vật hình mui rùa gọi là Nường (tượng trưng cho sinh thực khí nữ). Sau đó, đèn đóm được tắt hết, người chủ tế sẽ hô ba lần câu "Linh tinh tình phộc". Cứ sau mỗi câu hô, đôi trai gái phải rướn người lên, giơ cao dùi gỗ, mui rùa để miệng há rồi chọc mạnh vào nhau. Nếu cả ba lần đều đâm trúng thì đó là điềm lành báo trước một năm mùa màng tốt tươi, gặp nhiều may mắn thuận lợi.
2. Lễ rước lúa thần được tổ chức vào sáng 12 tháng Giêng. Lúa thần là những bông lúa thật to, thật mẩy, lá lúa được tượng trưng bằng lá mía được đặt trên hương án kiệu, giữa cắm một gióng mía to, róc vỏ. Lễ hội này ngoài mục đích cầu mong cho mùa màng tươi tốt còn là dịp để tỏ lòng biết ơn của dân làng đối với các vua Hùng - những người đã dạy cho người dân nghề trồng lúa
3. Hội trình nghề Tứ dân chi nghiệp, còn có tên gọi khác là "Bách nghệ khôi hài," bao gồm những màn kịch dân gian vui nhộn khắc họa bốn nghề chính trong đời sống (sĩ, nông, công, thương) do chính những người nông dân tham gia trình diễn các vai: thợ cày, thợ cấy, thợ mộc, người chăn tằm, dệt vải, thầy đồ, thầy thuốc, thầy cúng, người đi buôn, đi câu, bắt cá… với những động tác, ngôn ngữ gây cười cho người xem.>
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bạch Huê.
-
- Má đào
- Má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp.
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Truyện Kiều)
-
- Nói khó
- Nói chuyện riêng, chuyện vãn cùng nhau (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).